Monday, July 19, 2010

Cathy Hoàng Hậu của loài mèo (House on Mango Street, cont)

Cathy Hoàng Hậu của loài mèo


Nó nói, tao là cháu cố cố cố của Hoàng Hậu nước Pháp. Nó ở trên lầu trên, bên kia kìa, cạnh nhà Joe-bắt-em-bé. Nó bảo, đừng đến gần ông ta. Ông ta chỉ toàn nguy hiểm. Benny và Blanca là chủ của tiệm tạp hóa đầu đường. Họ được lắm chỉ việc đừng dựa vào quầy kẹo. Hai đứa con gái rách tả tơi như chuột cống ở bên kia đường. Bạn không muốn quen họ đâu. Edna là bà chủ căng hộ kế bên chổ bạn ở. Hồi xưa bà ấy có tòa nhà bự như cá voi vậy, nhưng em bà ấy bán mất rồi. Mẹ họ bảo, đừng, đừng, đừng bao giờ bán nó đi. Dạ, vâng. Rồi bà ta nhắm mắt và ông ấy bán mất quách. Sau khi đi đại học Alicia đã trở thành rất chảnh. Hồi trước Alicia còn thích mình chứ bây giờ thì không. Cathy, hoàng hậu của loài mèo có bao nhiêu là mèo và mèo với mèo. Nào là mèo con, mèo mập, mèo ốm, mèo bệnh. Mèo nằm ngủ như miếng bánh tròn. Mèo trên đầu tủ lạnh. Mèo đi bộ trên bàn ăn. Nhà của nó y như là thiên đàng mèo.

Nó bảo, mầy muốn có bạn. Được, tao sẽ làm bạn mầy. Nhưng chỉ tới thứ 3 tuần sau thôi. Vì bọn tao phải dọn nhà. Phải thôi. Rồi như thể nó đã quên là mình mới dọn vào, nó bảo khu này đang bết lắm.

Một ngày nào đó ba của Cathy sẽ phải bay qua tận Pháp để tìm bà cố cố cố dì bên phía nội của nó để thừa hưởng tài sản gia tộc. Sao mình biết hả? Nó nói cho mình nghe. Trong khi chờ đợi thì gia đình nó đành phải dọn nhích lên phía Bắc đường Mango, cách ra xa xa chút xíu mỗi lần có người như bọn mình dọn vào.

Tên mình (House on Mango Street, cont)

Dịch sang tiếng Mỹ tên mình có nghĩa là hy vọng. Tiếng Mễ Tây Cơ thì tên mình nghĩa là quá nhiều chữ. Nghĩa là buồn, là chờ đợi. Nó như con số chín. Một con số đục ngầu. Nó như những cái dĩa nhạc nylon mà ba nghe mỗi sáng Chúa Nhật khi ba cạo râu, những bài hát như tiếng khóc.

Cái tên này là tên của bà cố mình và bây giờ là tên mình. Bà cố cũng là mạng con ngựa, sanh vào năm con ngựa như mình vậy--người ta nói như vậy là điềm xấu nếu bạn là con gái mà sanh vào năm ngựa—nhưng mình nghĩ đó chỉ là sự lừa gạt của người Tàu vì người Tàu, cũng như người Mễ, họ không thích những người đàn bà mạnh.

Bà cố. Mình cũng muốn gặp được bà, người đàn bà như con ngựa hoang, hoang đến nỗi không thèm lấy chồng. Cho đến khi ông cố mình trùm bà trong cái bao rồi cướp bà đi. Như vậy đó, cứ như bà cố là một cái đèn đắt tiền. Đó là cách ông cố cưới bà cố.

Và chuyện kể rằng bà cố không bao giờ tha thứ cho ông cố. Ngày nào bà cũng ngồi trước cửa sổ nhìn ra ngoài, như biết bao nhiêu người đàn bà khác ngồi chống nỗi buồn trên cùi chỏ. Mình thắc mắc, không biết bà cố có tìm được niềm vui nào không hay bà luôn tiếc nuối vì bà không thể làm được những điều bà muốn. Esperanza. Mình đã nhận được di sản của bà để lại, nhưng mình không muốn nhận cái chỗ ngồi bên khung cửa sổ.

Ở trường người ta kêu tên mình như thể những vần âm được đúc bằng thiếc khi nói ra là đau nốc miệng. Nhưng kêu bằng tiếng Mễ thì tên mình là cái gì đó mềm mại hơn, như bạc, không dầy đặc như tên của em mình—Magdalena--một cái tên xấu xí hơn tên mình. Magdalena, người mà ít nhất khi về nhà có thể thành Nenny. Còn mình thì lúc nào cũng là Esperanza.

Mình muốn rửa tội cho mình dưới một cái tên mới, một cái tên giống như con người thật của mình, cái con người mà ít ai nhìn thấy. Esperanza như Lisandra như Zeze X. Ừ. Zeze X nghe được đấy.

Wednesday, July 14, 2010

Tóc, Trai và Gái (House on Mango Street, tiếp)

(i really hope that by the end of this book, i will have lost no friend, hehe.  i also hope that by the end of this translation project i will have improved my vietnamese by a thousandth percent.  a thousandth or nothing.)


Tóc



Trong nhà ai cũng có tóc khác nhau. Tóc của ba thì dựng đứng lên như cây chổi. Còn mình, tóc mình thì lười. Chúng chẳng bao giờ theo ý của những cây kẹp hay dây cột tóc. Tóc của anh Carlos thì dầy và thẳng. Anh ấy không khi nào cần đến lược. Tóc Nenny thì trơn mướt—chúng sẽ trượt khỏi tay bạn. Và Kiki, đứa nhỏ nhất, lại có tóc như bộ lông thú.

Nhưng tóc của mẹ, tóc của mẹ như nhánh hoa hồng nhỏ, như những lóng kẹo cuộn tròn vì chúng suốt ngày bị mẹ cuốn trong những cái kẹp, vừa đẹp vừa thơm khi bạn dí mũi vào những lần được mẹ ôm, mẹ ôm cho bạn cảm giác an toàn, là mùi bánh mì trước khi bạn bỏ vào lò nướng, là mùi của những lúc mẹ nhích qua bên giường nhường chổ còn ấm hơi mẹ cho bạn, và bạn nằm ngủ cạnh mẹ, bên ngoài trời mưa và ba thì đang ngáy. Tiếng ngáy, tiếng mưa, và tóc mẹ thơm mùi bánh mì.



Trai và Gái



Bọn con trai và bọn con gái sống trong hai thế giới khác nhau. Con trai ở trong vũ trụ riêng của họ, và mình của mình. Thí dụ như những người anh của mình. Trong nhà họ lúc nào cũng có ý kiếng về mình và Nenny. Nhưng ở ngoài thì họ không thể để ai nhìn thấy họ nói chuyện với con gái. Carlos và Kiki là bạn thân của nhau…chứ không phải của mình và Nenny.

Nenny còn nhỏ quá không thể là bạn thân của mình được. Nó chỉ là em của mình thôi và đó không phải lỗi tại mình. Bạn đâu có thể chọn em được, chỉ biết chấp nhận mình có em thôi và đôi lúc thì người em đó nó như Nenny.

Nó không thể chơi với bọn con nít nhà Vargas được không thôi nó sẽ lớn lên thành như bọn chúng. Và vì nó sanh sau mình nên nó là trách nhiệm của mình.

Một ngày nào đó mình sẽ có một người bạn thân của riêng mình. Mình sẽ kể cho bạn ấy hết tất cả bí mật của mình. Mình sẽ không cần giải thích cho bạn ấy về những câu chuyện cười của mình vì bạn ấy nghe là hiểu liền. Nhưng từ giờ cho đến ngày đó, mình như cái bong bóng đỏ, một cái bong bóng bị cột chung với một cái neo.

Tuesday, July 13, 2010

Căn nhà trên đường Mango (The House on Mango Street) by Sandra Cisneros

Noi gương những người đi trước, mình cũng dịch (dật) cho vui.

I love this book. Not just because it's about Chicago but because I love Esperanza and her family. I love how they struggle and survive, how the kids are innocent and beautiful even in the midst of poverty. I love how its language seem to lift the characters out of their every day abjectivity, like a piece of white silk over garbage. It's white silk.

Và lý do chọn nó để dịch cho vui là vì nó ngắn, không sợ lười.
------------

I

Căn nhà trên đường Mango


Không phải bọn mình lúc nào cũng ở trên đường Mango. Trước đó mình và gia đình ở đường Loomis trên lầu 3, và trước đó nữa thì bọn mình ở trên đường Keeler. Trước Keeler là Paulina, và trước đó nữa thì mình không nhớ. Mình chỉ nhớ rõ nhất là mình đổi chổ ở rất nhiều lần. Mỗi lần dọn nhà là có thêm một phần tử gia đình. Khi dọn đến đường Mango thì chúng mình đã có sáu người—mẹ, ba, Carlos, Kiki, em Nenny và mình.
Ngôi nhà trên đường Mango là nhà của gia đình mình, ba mẹ không cần phải trả tiền trọ hay xài chung sân sau với hàng xóm dưới lầu, hoặc phải giữ im lặng không được làm ồn, và không có chủ nhà ở tầng dưới thục đầu cán chổi lên trần nhà. Dù thế, bọn mình cũng đã không nghĩ đến việc mua căn nhà đó.

Bọn mình đã phải dọn gấp ra khỏi tầng nhà trên đường Loomis. Ống nước ở đó bị bễ và chủ nhà không chịu sửa vì nhà đã cũ lắm. Bọn mình phải dọn nhanh. Bọn mình đã phải dùng nhà tắm của người hàng xóm và xách nước qua bên ấy trong cái bình nhựa. Cho nên ba mẹ mới đi tìm nhà, và bọn mình đã dọn vào ngôi nhà trên đường Mango, xa chỗ cũ, phía bên kia thành phố.

Ba mẹ luôn nói là một ngày nào đó bọn mình sẽ được ở trong một ngôi nhà đích thực, nhà của riêng bọn mình để không cần phải mỗi năm mỗi dọn chổ ở. Và nhà của bọn mình sẽ có nước và ống nước sẽ không bị bễ. Và trong nhà sẽ có cầu thang đàng hoàn, cầu thang đích thực chứ không phải cầu thang ở ngoài hành lang, cầu thanh nằm trong nhà như trên tv vậy. Và bọn mình sẽ có cái hầm và ít nhất là 3 phòng tắm để mỗi lần đi tắm không cần phải báo trước cho tất cả mọi người biết. Nhà của bọn mình sẽ được sơn màu trắng với cây cối bao quanh, một cái sân thật lớn và cỏ mọc thoải mái mọc không sợ bị hàng rào chận. Đó là cái nhà mà ba nhắc tới khi ba cầm trong tay tấm vé số và má cũng kể về cái nhà đó cho bọn mình nghe trước khi ngủ.

Nhưng căn nhà trên đường Mango không giống như căn nhà mà ba mẹ kể. Nó nhỏ và đỏ với những bậc thang chật hẹp trước nhà và cửa sổ thì tí tị làm bạn cứ tưởng chúng đang phải nín thở. Có chỗ gạch bị bể, và cửa trước thì phồng lên đến nỗi bạn phải đẩy mạnh mới mở được. Nhà không có sân trước, chỉ có bốn cây cỏn con mà thành phố đã trồng phía mặt đường. Đằng sau thì có cái ga-ra nhỏ hẹp để đậu cái xe bọn mình chưa có và cái sân sau cũng nhỏ hẹp và nhìn còn hẹp hơn vì bị hai toà nhà chặn hai bên. Trong nhà cũng có cầu thang nhưng chỉ là bậc cầu thang hành lang bình thường, và trong nhà chỉ có một phòng tắm.  Mọi người đều phải chung phòng–ba và mẹ, Carlos và Kiki, mình và Nenny.

Ngày xưa lúc bọn mình còn ở trên đường Loomis, một ma-soeur của trường đi ngang thấy mình đang chơi trước nhà. Hai hôm trước tiệm giặt ủi dưới nhà bị cướp nên họ đóng ván lên cửa và chủ tiệm đã sơn lên tấm ván mấy chử “Tiệm mở cửa” đễ không bị mất khách.

Con ở đâu? Sơ hỏi mình.
Dạ, ở đó, mình vừa nói vừa chỉ lên tầng thứ ba.

Con ở đó?

Dạ, ở đó. Mình ngước nhìn lên phía ngón tay sơ đang chỉ--tầng nhà thứ ba, sơn bị tróc, những tấm ván ba đã đóng ngang cửa sổ để bọn mình không bị té. Con ở chổ đó hả? Cách sơ hỏi làm mình có cảm giác như mình hoàn toàn không có chút giá trị. Chổ đó. Con ở cái chổ đó. Mình gật đầu.

Ngay lúc ấy mình đã biết mình phải có một căn nhà. Căn nhà thật sự. Căn nhà mà mình có thể chỉ ngón tay về phía nó. Nhưng đây không phải là căn nhà đó. Căn nhà trên đường Mango không phải là căn nhà đó. Mẹ nói, chỉ trong thời gian ngắn. Ba nói, tạm thôi. Nhưng mình biết sự thật của những điều tạm bợ ấy.

Monday, July 12, 2010

không có gì

Ở gần bạn tôi thật là khổ sở. Tôi phải nín thở, thóp bụng lại, áo sống cứ kéo lên trượt xuống, tai mắt thì ù ù không nghe được gì. Mmm, cho nên, bạn có thể ngồi gần hơn tí được không?

Tôi biết nhà bạn có hai con mèo. Mỗi sáng chúng lẽo nhẽo thức bạn dậy. Làm tôi cũng muốn làm mèo lẽo nhẽo.

Sunday, July 11, 2010

Waiting for Maryanne

Stu and Maryanne have been married for fifty six years. Two months ago, Maryanne had a stroke. She goes in and out of consciousness. When awake, she cannot talk, cannot respond to voice except once in a while she can blink for yes, perhaps, it's hard to tell. She currently breathes on her own but is fed through a g-tube. She exists in a vegetative state, but Stu would not consent to hospice. He said he wants to wait. I asked him what he’s waiting for. He said, “When I was in the war, she waited all those years for me to come home. Now it's my turn to wait for her."  So he waited, all day and everyday in the hospital, except for when he needed to go home to shower, eat, and take a quick rest.  While waiting he would eat little snacks he brought from home, ask the nurse for a glass of ice to drink with his diet pepsi, and read his detective novel with a giant magnifying glass. Then one day, when she finally opened her eyes, Maryanne smiled, then cried. She still couldn’t talk and couldn’t move, but she could cry. And when she cried, Stu smiled. "She’s still here," he said.

Monday, July 5, 2010

happy fireworks day!




I wonder how much pollution we put into the atmosphere each fourth of july?