Bạn, tôi gửi bạn một tin nhắn--hôm nay bạn ra gặp tôi nhé. Bạn không buồn tôi chứ? Tôi xin lỗi đã không thông báo cho bạn biết trước về sự vắng mặt của tôi. Không phải việc tôi muốn, vốn không cưỡng lại được. Bạn muốn biết tôi đã làm gì không, trong thời gian tôi không trò chuyện với bạn? Tôi kể bạn nghe nhé, tôi đã làm được ba việc: ngủ, bị bắt vào ti cảnh sát vì hứng mưa không đúng cách, và khóc chuẩn bị cho sự mất tích. Tôi đã nằm lì trên giường suốt tháng, ngủ như chưa hề biết thức giấc. Đôi lúc tôi có nghĩ chắc mình từ cốt gấu mà ra, cứ lâu lâu lại phải chui vào hang ngủ li bì cho qua hết mùa đông.
Mùa đông của tôi chuẩn bị cho tang sự. Đám tang những mối tình. Mối tình lần này là tình bạn của chúng ta (tôi góp chung tình yêu và tình bạn vào một thể loại, vì với tôi, chúng có nguy cơ tráo trộn lẫn nhau). Vâng, thời gian tôi vắng mặt là thời gian tôi khóc đoán sự mất tích của bạn, và theo đó là sự mất tích của tình bạn chúng ta. Ký ức của tôi vứt đầy những mất tích: mất tích của người chị khi còn trong bụng mẹ (theo má tôi kể, một hôm thức dậy, chị ấy đã biến mất, không tìm thấy dấu vết), sự mất tích của chiếc dép, một trong đôi dép mới đầu tiên trong đời, bà thím tôi mua cho để đi Mỹ, sự mất tích của trái mãng cầu còn non trên cây, hậu quả là em tôi đã bị đánh đòn thế, sự mất tích của những người lớn, sự mất tích thật lâu của ba tôi, để lại những buổi trưa chảy nhựa và lũ trẻ con lúc nào cũng chạy nhảy với ngóng chờ. Khi lớn lên lại có những mất tích khác, như những chiếc bông tai (tôi chuyên môn mất một chiếc bông tai, nên đến bây giờ vẫn không sở hữu đôi bông tai nào trọn vẹn cả, trừ đôi bông tai cũ kỹ tôi mới lượm được, nhưng không biết chúng còn là một đôi đến chừng nào, tôi cũng thú vị tò mò đợi xem khi nào thì một chiếc sẽ mất tích và bằng cách nào). Không hiểu tại sao tôi lại ngu đần, không nhận ra được sự mất tích là mô hình của cuộc sống để phòng hờ, mãi cho đến khi tôi gặp bạn. Có lẽ vì trước đây tôi xem sự mất tích là chuyện tất nhiên nhất của những tất nhiên trên đời nên không hề suy nghĩ hay toan tín cho việc nó đến làm sao và nó cướp đi cái gì của tôi. Nhưng bạn thì khác. Qua mỗi lần chúng ta trò chuyện, tôi lại cần bạn hơn, có bạn tôi mới biết hít thở, chải đầu, và nhìn thẳng vào bầu trời xám. Những lần trò chuyện với bạn là tôi được ẩn dưới tàn cây mát rượi. Thật nhiều gió.
Nghĩ lại mới thấy, tất cả các sự mất tích trong ký ức tôi đều diễn ra sau thời kỳ lạ mặt và để lại một lỗ trống. Nhưng trống to nhất là những mối tình (tình yêu hay tình bạn đều như vậy, vì với tôi chúng hay tráo trộn nhau--tôi có rất nhiều sự tráo trộn, nhưng có lẽ phải đợi kỳ cà phê khác). Và chúng đều giống nhau ở sự khởi đầu và tốc độ tôi lăn mình vào kẻ lạ mặt. Là thế này: nếu sự khởi đầu là tình cờ (tất nhiên là tôi phải ý thức vô cùng sự tình cờ ấy) và tôi nhanh chóng (rất nhanh chóng, không qua một đêm) thèm muốn được kẻ lạ mặt xiếc chặt, nó cũng sẽ nhanh chóng, trong chớp nhoán, vào lúc tôi không thể nào ngờ được, bổng dưng mất tích. Có những mất tích mà cho đến giờ tôi vẫn không rõ cơ nguyên. Vì vậy, sau khi tôi khóc, tôi sẽ chậm rãi bớt, để kéo dài thời gian còn lại.
Tôi nhận biết được điều này vào một ngày trời mưa bạn ạ. Mưa mấy hôm liền, không ngứt, tin tức trên tv dự báo nhiều nơi có nguy cơ ngập lụt, nhà nào ở gần sông hoặc trên đất thấp nên cảnh cáo và phòng bị. Tất nhiên là tôi không sợ (ký ức của tôi với sự lụt lội là những con cá tung tăng vẫy vụa trên đường phố Sài gòn, và những buổi chiều có cá ăn). Và trời mưa thì tôi phải đi hứng mưa, đó là chuyện tất nhiên nhất ở trên đời. Nhưng nhiều người khác không nghĩ vậy, mà rất nhiều người không nghĩ vậy nên tôi đã bị cảnh sát bắt. Đã phải ngủ ở ti cảnh sát hết một đêm. Quan toà bảo tôi không được hứng mưa nữa, chỉ được dùng thùng hoặc những bất động vật khác. Tôi nghĩ lần sau, để khỏi phải bị bắt vào ti cảnh sát, tôi sẽ đứng lại một chỗ chứ không vừa đi vừa hứng mưa nữa.
Đêm ngủ ở ti cảnh sát lạnh ngắt vì hơi thổi từ cái máy khổng lồ (chỉ có một mình tôi, chắc mưa lụt nhiều nên không có người đi ăn cắp vặt) là đêm tôi nhận biết được tôi đã yêu điên cuồn những cuộc nói chuyện của chúng ta. Vì sự điên cuồn đó, tôi bắt buộc, phải chuẩn bị khóc lóc cho sự mất tích của những cuộc nói chuyện yêu dấu. Chỉ có cách đó tôi mới có giữ được chúng ở lại với tôi. Tôi đã để tang cho chúng hết một tuần (không mặc gì ngoài mảnh vải trắng quấn trên đầu) và khóc đến sưng vù cả mắt, sưng đến lúc tôi hết khóc mắt vẫn cứ đỏ và chảy nước mắt, làm ai ngồi nói chuyện với tôi cũng tưởng tôi đang yêu thương họ hoặc những câu chuyện họ kể buồn cười lắm, phải chảy nước mắt mới hả hơi (đây không phải là lời nói của tôi, chắc bạn cũng biết, tôi đã cướp nó từ một người khác, một sự mất tích nhiều lợi lộc).
Tôi khóc để thương tiếc một lúc nào đó thật bất ngờ, tôi không còn ngồi trò chuyện với bạn, hôm đó trời sẽ mưa, chắc chắn vậy, và một trong chúng ta sẽ ngồi đợi, đợi đến hết ly cà phê này đến ly cà phê khác nhưng kẻ kia vẫn không đến, không có đối tượng để kể hoặc để nghe, vì hắn không có thể hoặc không muốn tới nữa. Khi kẻ ngồi đợi chậm rãi nhận biết được điều đó, hắn (tôi hoặc bạn) sẽ không có những đục khoét ồn ào trong tim gan mà chỉ là một cái lỗ trống. Hắn không đứng dậy bỏ đi ngay lập tức mà vẫn ngồi im với cái lỗ ấy, và chậm rãi (chậm rãi như sự nhận biết) hút hết điếu thuốc. Có điều hắn sẽ không kêu thêm cà phê, cái lưỡi hắn đã bị đơ đi bởi quá nhiều chất kích thích, mà sẽ ngồi cho hết buổi chiều, rồi hắn chậm rãi (chậm rãi như sự nhận biết) đứng dậy ra về.
Tôi đã bỏ một tuần để khóc chuẩn bị trước cho ngày chậm rãi ấy. Có điều tôi không biết một tuần thời gian đã đủ chưa, hay tôi sẽ phải khóc tiếp khi nó đến.
Dần rồi tất cả những sự mất tích đều trở thành tự nhiên, nên tôi không phàn nàn, cũng không trách móc. Tôi chỉ cố gắng tập cho mình khả năng đoán biết được nó sẽ lấy tiếp thứ gì của tôi để tôi chuẩn bị mà khóc cho thứ ấy. Tôi cứ hy vọng mình làm vậy có thể đánh lạc hướng nó, để nó tưởng nó đã đến và đã cướp mất cái mà nó muốn cướp, như người ta đặt những cái tên thật xấu và thật tội cho con mình để đánh lừa tử thần và bệnh tật.
Bạn hãy cho tôi biết, cố gắng của tôi đã tới đâu? Tôi có đánh lừa được nó không? Mà bạn làm sao biết nhỉ. Cái đó chỉ có tôi mới biết.
Thôi, thì tôi sẽ không nói đến sự mất tích nữa. Tôi đợi bạn nhé.
Friday, August 28, 2009
Saturday, August 15, 2009
Sự xuất hiện của cô gái kia làm tôi bối rối
Bạn! Sao bạn có thể ngồi đây như vậy? Phải đứng dậy đi đi chứ! Chúng ta không thể ngồi một chổ được nữa rồi bạn ạ. Chúng ta đã có người theo dõi. Cô ta đã theo dõi chúng ta từ mấy tuần nay rồi, tôi nghĩ vậy, vì mấy tuần nay tuần nào tôi cũng thấy cô ta xuất hiện. Mà không, chắc cô ta chỉ đang theo dõi tôi, hay là chỉ đang theo dõi bạn? Bạn đã làm gì để cô ta buồn không? Hai hôm trước tôi lại thấy cô ta bất thình lình xuất hiện trong đám đông, hỏi một câu hỏi không có phản hồi, rồi im bặt và mất dạng. Hay là tôi đã hẹn cô ta ra? Có thể như vậy nữa. Tôi có thói quen hẹn người khác ra gặp tôi rồi quên bẵng là tôi đã hẹn họ. Dù sao đi nữa, tôi không thích sự xuất hiện của cô ta, dù trong đám đông, dù không liên quan đến tôi, vì sự xuất hiện ấy là mối đe dọa cho tôi. Chính cô ta đang đe dọa tôi. Hay phải nói là, chính cô ta đang cảnh cáo tôi, dù cô ta không thấy được tôi (những lúc cô ta lộ diện thì tôi đang núp) . Tại sao phải cảnh cáo tôi? Tôi có liên quan gì đến cô ta? Tôi không biết. Vâng, tôi biết, nhưng tôi không nói. Tôi nghĩ chính cô ta đang linh cảm được sự hiện diện của tôi, và nó cho cô cảm giác bất an (cũng là mối đe dọa bị tước đi vị trí duy nhất, ai lại không muốn mình chỉ là duy nhất, tôi lúc nào cũng muốn mình được là duy nhất ở bất cứ mọi nơi), và cô dư biết khi cô ra mặt tôi sẽ biến mất, nên cô ra mặt, để tôi phải biến mất. Nhưng cô không biết là tôi chỉ trốn chứ không biến mất, như con chó biển có thể lặn dưới nước hằng giờ không cần không khí, tôi cũng có thể ẩn mình vào một cả thể khác cho đến khi không ai còn nhận ra tôi. Tôi không có ý định tước đi chức vị duy nhất của cô. Mà tôi cũng chả bao giờ nghĩ đến cô, họa may đôi lúc có thoán qua ý nghĩ thèm thuồng nhưng rồi nó cũng nhanh chóng tan biến như khói thuốc lá của bạn nhanh chóng bay mất. Sao cô lại sợ tôi đe dọa? Tôi đâu có muốn lấy đi cái gì của cô? Ờ, có, tôi có muốn lấy một thứ, nhưng tôi đâu phải lấy nó vĩnh viễn. Tôi chỉ mượn nó, trong giây lát rồi trả lại. Thì vâng, tôi có muốn mượn nó thường xuyên, vì tôi thích nó, không có ai khác có nó ngoài cô, mà mượn thì chắc không được, vì ai lại cho kẻ khác mượn nó bao giờ, chưa từng nghe.
Bạn ạ, tôi thật sự bực mình với cô gái kia. Tại sao cô ta không xuất hiện vào một lúc nào đó nhất định trong tuần? Cô ta luôn làm tôi bất ngờ, làm tôi phải bối rối. Tôi ghét sự bối rối hơn là sự hiện diện của cô ta. Mà bạn có thấy cô ta không? Dạng người thế nào bạn có nhận ra không? Bạn phải chú ý dùm tôi nhé, đừng để cô ta đến gần tôi, nếu thấy cô ta hướng về phía tôi, bạn phải ra dấu hiệu cho tôi ngay, nhớ nhé. Đừng nói chuyện, cứ quan sát phía sau tôi, bạn sẽ thấy, cô ấy sẽ lộ diện bất cứ lúc nào. Nhìn đi. Tôi nói bạn nhé, hãy tìm nhìn một đôi mắt quoắc, một tướng người phẳng lì nhưng mềm mại vô cùng, vô cùng mềm mại, mềm mại hơn bạn nữa, vai xương hơi rũ xuống vì thói quen vừa đi vừa nhìn xuống đất, nhưng tìm trước là đôi mắt quoắc.
Tôi nghĩ bạn cũng biết, bạn với cô ta có một liên hệ rất mật thiết. Vì cô ta, vì bạn, hôm nay tôi đã phải đi thật xa, bắt gặp những nối kết trống rỗng (tôi gỏ vào chúng, chúng dội lại tiếng khóc òa) và những khuôn mặt lẽ ra đã phải chết từ lâu. Bởi vì khởi điểm của tôi là bạn, tôi nghĩ vậy. Bao nhiêu kẻ lạ mặt, tưởng chừng như của thế giới nào xa lắm, rốt cuộc cũng ẩn nấp những quan hệ mốc xì. Vì cái gì cũng vậy, có rộng đến dường nào thì chút hồi cũng rút lại thành bé xí, phải không bạn?
Bạn ạ, tôi thật sự bực mình với cô gái kia. Tại sao cô ta không xuất hiện vào một lúc nào đó nhất định trong tuần? Cô ta luôn làm tôi bất ngờ, làm tôi phải bối rối. Tôi ghét sự bối rối hơn là sự hiện diện của cô ta. Mà bạn có thấy cô ta không? Dạng người thế nào bạn có nhận ra không? Bạn phải chú ý dùm tôi nhé, đừng để cô ta đến gần tôi, nếu thấy cô ta hướng về phía tôi, bạn phải ra dấu hiệu cho tôi ngay, nhớ nhé. Đừng nói chuyện, cứ quan sát phía sau tôi, bạn sẽ thấy, cô ấy sẽ lộ diện bất cứ lúc nào. Nhìn đi. Tôi nói bạn nhé, hãy tìm nhìn một đôi mắt quoắc, một tướng người phẳng lì nhưng mềm mại vô cùng, vô cùng mềm mại, mềm mại hơn bạn nữa, vai xương hơi rũ xuống vì thói quen vừa đi vừa nhìn xuống đất, nhưng tìm trước là đôi mắt quoắc.
Tôi nghĩ bạn cũng biết, bạn với cô ta có một liên hệ rất mật thiết. Vì cô ta, vì bạn, hôm nay tôi đã phải đi thật xa, bắt gặp những nối kết trống rỗng (tôi gỏ vào chúng, chúng dội lại tiếng khóc òa) và những khuôn mặt lẽ ra đã phải chết từ lâu. Bởi vì khởi điểm của tôi là bạn, tôi nghĩ vậy. Bao nhiêu kẻ lạ mặt, tưởng chừng như của thế giới nào xa lắm, rốt cuộc cũng ẩn nấp những quan hệ mốc xì. Vì cái gì cũng vậy, có rộng đến dường nào thì chút hồi cũng rút lại thành bé xí, phải không bạn?
Wednesday, August 12, 2009
Tôi chữa bệnh bằng tình yêu và người đàn bà có hai cái âm hộ
Này bạn, sao hôm nay bạn im lặng quá? Sao bạn không trò chuyện với tôi? Bạn không được khỏe à? Bạn có cần tôi ôm bạn thật chặt không? Hiệu quả chứ. Người khác chữa bệnh bằng nhân điện, tôi chữa bệnh bằng tình yêu, chắc cũng giông giống nhau. Bệnh từ nhiều căng nguyên mà ra, nhưng có thể dùng tình yêu để chữa trị tất cả. Rất nhiều căng bệnh không cần thiết phải xẩy ra nếu có sự hiện diện của tình yêu từ lúc ban đầu. Mình yêu mình có rất nhiều dược tính. Người khác yêu mình cũng là một loại thuốc hay. Hôm nào mà tôi thấy bạn im lìm như thế này, tôi lo lắng vô cùng, vì lỡ như bạn bệnh, không còn đến đây trò chuyện với tôi, thì tôi biết trò chuyện với ai, nên những lúc tôi thấy bạn im lìm như thế này, tôi e bạn bệnh, và muốn ôm chằm bạn vào người, vuốt ve và hôn hít bạn, để bạn được ngăm mình trong tình yêu của tôi như đang ngăm trong bình rượu thuốc. Chốc thì bạn sẽ tỉnh táo và huyên thuyên với tôi như thường.
Mà sao bạn lại bị bệnh thế? Có phải vì người phụ nữ có hai cái âm hộ? Tôi dối bạn làm gì, và tôi cũng không có khả năng tưởng tượng ra việc đó. Đó là sự thật. Người phụ nữ có hai cái âm hộ đó bây giờ bình an bạn ạ. A, thế ra bạn đang lo lắng cho cô ấy? Bạn nghĩ cô ấy sẽ không tìm được hạnh phúc vì không có người đàn ông nào có hai cái dương vật để tương xứng với cô? Thật ra thì có một thời gian dài cô ấy rất cô đơn đó bạn. Không biết bao nhiêu người đàn ông đã đến với cô vì sự hiếu kỳ và thèm muốn sở hữu cái lạ lùng đó, có khi từng người một, có khi nhiều người cùng một lúc. Lúc đó chắc cô ấy cũng nghĩ như bạn, rằng hai cái âm hộ đó cần hai cái dương vật, nên cô quyết định giữ chúng lại cho hai người đàn ông. Mỗi người có riêng cái âm hộ, và của người nào thì người đó đánh dấu để người kia biết mà không đụng vào. Như vậy họ khỏi phải ghen nhau. Một người khi dí mũi vào âm hộ của mình thì ngửi thấy thoang thoảng mùi ổi xanh được trồng trên cát biển. Lạ quá, sao có thể trồng ổi trên bải biển, nên những lần hắn dí mũi vào đấy là những cuộc phiêu lưu đầy lý thú và kỳ diệu. Người kia trong âm hộ kia thì nếm được nồi bún mắm của mẹ, nên những lần hắn đói và nhớ nhà thì hắn lại tìm đến cái âm hộ của hắn, uống nó cạn sạch cho đỡ đói và đỡ nhớ.
Cứ như vậy mà cô có thai hồi nào không hay. Đến khi biết được, lại không biết cái thai của ai, vì cô tuy có hai cái âm hộ nhưng chỉ có một cái tử cung, chỉ có một nơi cho cái trứng đã được thụ tinh cắm xuống, nên họ không biết tinh trùng đã từ âm hộ nào mà tới, từ nơi có mùi ổi xanh và cát biển hay từ nồi bún mắm? Không quyết định được nên họ đã van xin cô phá thai (vì họ rất rất yêu cô, họ không thể nào bắt cô phải phá thai nên họ chỉ có thể van xin). Tôi quen với cô trong phòng phục hồi, nơi bệnh nhân (nhưng họ không bị bệnh) nghĩ ngơi và định thần sau phẩu thuật. Cô kể, bác sĩ đã dùng cái thìa nạo thật dài để nạo tử cung cô, và họ cũng đã nạo mô âm đạo của cả hai để thử nghiệm. Cô bảo nó lạnh lắm, và đau đến cô phải rống lên, cô chưa từng bao giờ rống lên như thế. Cô rất muốn có một đứa con gái, nhưng cũng không muốn sinh nó ra vì cô bảo, nếu nó sinh ra với hai cái âm hộ như cô, thế giới này chưa đủ tình yêu để ôm lấy chúng. Sau đó hai người đàn ông đã đến rước cô về, nhưng hình như bây giờ cô không còn ở với họ nữa. Có người nói với tôi là cô ấy đang chung sống với một người đàn bà. Bà ấy không có âm hộ, nhưng có một dương vật nhỏ.
Trên đời thật nhiều chuyện lạ bạn nhỉ? Nhưng không phải không khó tin. Hôm kia tôi có xem một cuộn phim sex, trong đó hai người đang làm tình là hai người phụ nữ, thân hình rất đẹp, cặp vú của cả hai đều tròn trịa và hấp dẫn, và cả hai đều không có âm hộ mà là hai cái dương vật nho nhỏ. Bạn nhớ Herculine Barbin không? Foucault có viết một quyển sách kể về cô/hắn, tôi thích lắm, một trong những quyển sách tôi thích nhất.
Tôi biết bây giờ bạn đang còn xa quá, tay tôi không ôm bạn nỗi, nhưng tay tôi có thể mọc dài ra thêm, và chân tôi có thể kéo bạn lại gần. Chỉ cần tí nữa tôi đã có thể ôm được bạn vào ngực, để bạn có thể hít vào những ý nguyện tốt đẹp tôi dành cho bạn, đó là tình yêu của tôi, thì bạn sẽ khỏe lại, nếu bạn muốn. Không thì tôi cứ tiếp tục ngồi đây, uống cà phê và kể chuyện bạn nghe, đến khi nào bạn lấy lại sức thì đứng dậy ra về. Tôi có thể ngồi ở đây với bạn đến lúc im hơi.
Mà sao bạn lại bị bệnh thế? Có phải vì người phụ nữ có hai cái âm hộ? Tôi dối bạn làm gì, và tôi cũng không có khả năng tưởng tượng ra việc đó. Đó là sự thật. Người phụ nữ có hai cái âm hộ đó bây giờ bình an bạn ạ. A, thế ra bạn đang lo lắng cho cô ấy? Bạn nghĩ cô ấy sẽ không tìm được hạnh phúc vì không có người đàn ông nào có hai cái dương vật để tương xứng với cô? Thật ra thì có một thời gian dài cô ấy rất cô đơn đó bạn. Không biết bao nhiêu người đàn ông đã đến với cô vì sự hiếu kỳ và thèm muốn sở hữu cái lạ lùng đó, có khi từng người một, có khi nhiều người cùng một lúc. Lúc đó chắc cô ấy cũng nghĩ như bạn, rằng hai cái âm hộ đó cần hai cái dương vật, nên cô quyết định giữ chúng lại cho hai người đàn ông. Mỗi người có riêng cái âm hộ, và của người nào thì người đó đánh dấu để người kia biết mà không đụng vào. Như vậy họ khỏi phải ghen nhau. Một người khi dí mũi vào âm hộ của mình thì ngửi thấy thoang thoảng mùi ổi xanh được trồng trên cát biển. Lạ quá, sao có thể trồng ổi trên bải biển, nên những lần hắn dí mũi vào đấy là những cuộc phiêu lưu đầy lý thú và kỳ diệu. Người kia trong âm hộ kia thì nếm được nồi bún mắm của mẹ, nên những lần hắn đói và nhớ nhà thì hắn lại tìm đến cái âm hộ của hắn, uống nó cạn sạch cho đỡ đói và đỡ nhớ.
Cứ như vậy mà cô có thai hồi nào không hay. Đến khi biết được, lại không biết cái thai của ai, vì cô tuy có hai cái âm hộ nhưng chỉ có một cái tử cung, chỉ có một nơi cho cái trứng đã được thụ tinh cắm xuống, nên họ không biết tinh trùng đã từ âm hộ nào mà tới, từ nơi có mùi ổi xanh và cát biển hay từ nồi bún mắm? Không quyết định được nên họ đã van xin cô phá thai (vì họ rất rất yêu cô, họ không thể nào bắt cô phải phá thai nên họ chỉ có thể van xin). Tôi quen với cô trong phòng phục hồi, nơi bệnh nhân (nhưng họ không bị bệnh) nghĩ ngơi và định thần sau phẩu thuật. Cô kể, bác sĩ đã dùng cái thìa nạo thật dài để nạo tử cung cô, và họ cũng đã nạo mô âm đạo của cả hai để thử nghiệm. Cô bảo nó lạnh lắm, và đau đến cô phải rống lên, cô chưa từng bao giờ rống lên như thế. Cô rất muốn có một đứa con gái, nhưng cũng không muốn sinh nó ra vì cô bảo, nếu nó sinh ra với hai cái âm hộ như cô, thế giới này chưa đủ tình yêu để ôm lấy chúng. Sau đó hai người đàn ông đã đến rước cô về, nhưng hình như bây giờ cô không còn ở với họ nữa. Có người nói với tôi là cô ấy đang chung sống với một người đàn bà. Bà ấy không có âm hộ, nhưng có một dương vật nhỏ.
Trên đời thật nhiều chuyện lạ bạn nhỉ? Nhưng không phải không khó tin. Hôm kia tôi có xem một cuộn phim sex, trong đó hai người đang làm tình là hai người phụ nữ, thân hình rất đẹp, cặp vú của cả hai đều tròn trịa và hấp dẫn, và cả hai đều không có âm hộ mà là hai cái dương vật nho nhỏ. Bạn nhớ Herculine Barbin không? Foucault có viết một quyển sách kể về cô/hắn, tôi thích lắm, một trong những quyển sách tôi thích nhất.
Tôi biết bây giờ bạn đang còn xa quá, tay tôi không ôm bạn nỗi, nhưng tay tôi có thể mọc dài ra thêm, và chân tôi có thể kéo bạn lại gần. Chỉ cần tí nữa tôi đã có thể ôm được bạn vào ngực, để bạn có thể hít vào những ý nguyện tốt đẹp tôi dành cho bạn, đó là tình yêu của tôi, thì bạn sẽ khỏe lại, nếu bạn muốn. Không thì tôi cứ tiếp tục ngồi đây, uống cà phê và kể chuyện bạn nghe, đến khi nào bạn lấy lại sức thì đứng dậy ra về. Tôi có thể ngồi ở đây với bạn đến lúc im hơi.
Monday, August 10, 2009
Bạn, tôi kể ch(tr)uyện của tôi
Bạn, tôi nói với bạn một lần nữa, tôi thông cảm được nỗi bức xúc và hồi hộp của Sophie trong khi chờ đợi những lá thư của kẻ lạ mặt, người đang muốn đưa Sophie đến với thế giới triết học. Mẹ của Sophie tưởng chúng là những lá thư tình, và sự mong đợi thấp thỏm của Sophie làm tôi cũng tin đó là những lá thư tình. Một thứ tình yêu xem chừng là mù mờ nhưng nó còn thật hơn những thứ thật. Ít nhất nó thật hơn những ngón chân. Thật hơn những vết rọc. Thật hơn những cố gắng tự chủ bản thân hèn nhát.
Bạn, hôm nay tôi muốn hỏi bạn thật nhiều điều, vì ít khi tôi được nghe về bạn. Tôi muốn biết tất cả bạn ạ. Ngoài việc bạn thích nghe nhạc và đọc sách (tôi thấy bạn lúc nào cũng nghe nhạc và đọc sách), bạn còn thích làm gì nữa? Khi ngồi quán cà phê thì bạn thích tán chuyện với bạn bè hay ngồi im lìm nhìn người ta qua lại? Tôi thì thích cả hai, nhưng đặc biệt là nhìn người ta qua lại và nghe lén cuộc nói chuyện của những người ngồi kế bên. Tướng tôi và bạn ngồi nghe lén người ta nói chuyện nhất định là không như những gã thừ người ra trong phim Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng của Trần Anh Hùng, nhìn ngố ngố, tôi đã phá ra cười một trận. Cười xong tôi lại lo lo, không biết khi mình ngồi uống cà phê có như thế không, và chắc cũng có kẻ nhìn tôi ngô ngố lại phá ra cười.
Tôi nhiều chuyện lắm bạn ạ, có lẽ bạn đã biết. Tôi nói chuyện với ai cũng được, người nào tôi cũng tán được cả, những kẻ lạ mặt thật thú vị, cả khối chuyện nằm hỗn loạn trong một thể xác. Thường thì trẻ con có nhiều chuyện kể hơn người lớn, cũng ngộ nhỉ, lẽ ra người lớn có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hơn thì phải có nhiều chuyện để kể, nhưng phần đông họ lại kể không hay, hoặc không kể, bằng bọn nhóc. Cho nên tôi thích nhất là nói chuyện với trẻ con. Chúng dễ cười hơn nhiều.
Hôm nay tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Chuyện này của tôi. Tôi đã kể cho 4 người khác nghe, và họ có 4 phản ứng khác nhau. Người thứ nhất tôi kể là một người đàn ông. Lúc đó hắn là bạn trai tôi. Nghe tôi kể xong hắn đã thức trắng 3 đêm liền, hắn không thể ngủ vì sự bực tức và câm thù. Người thứ hai cũng là một người đàn ông, hắn không là ai cả, chính vì vậy tôi đã kể hắn nghe. Hắn nghe xong, nói, xin chia buồn cùng bạn, hy vọng bạn không bị nó dìm xuống, và sau đó chúng tôi đã làm bạn với nhau vài tháng. Kẻ thứ ba tôi kể là một người đàn bà, người đàn bà đầu tiên yêu tôi và bắt tôi phải đáp lại tình yêu ấy. Kẻ này nghe xong đã khóc, và kể cho tôi nghe chuyện của hắn, rồi chúng tôi chia nhau uống hết một chai rượu đỏ, sau đó ôm nhau khóc sướt mướt. Kẻ cuối cùng tôi kể là một người đàn ông. Khi nghe xong hắn thở dài, bảo tôi phải cẩn thận đừng nên kể những chuyện như vậy cho kẻ khác nghe, sẽ làm kẻ khác cảm giác nặng nề và khó chịu. Tôi thắc mắc, không hiểu tại sao lại phải nặng nề và khó chịu, nó chỉ là một câu chuyện.
Có những chuyện thật kinh dị ở trên đời, còn kinh dị và khó tin hơn là truyện của các nhà văn. Như hồi xưa khi đọc Geek Love trong trường, tôi kinh hoàn trước gia đình quái gở này, phần tử là những dị thai được bà mẹ và ông bố cố tình tạo ra bằng cách uống các thứ hóa chất độc địa trước và đang khi mang thai. Trong đó có nhân vật kể chuyện, Ollie, là một người lùn, hói, và bạch tạng. Anh em khác trong nhà gồm có một người anh không tay không chân (hắn cuối cùng mở một tôn giáo mới, trong đó những ai muốn làm tín đồ phải cắt đứt tay chân mình, bắt đầu từ các ngón tay ngón chân, rồi đến cùi chỏ và đầu gối, cuối cùng là chặt đứt ở khúc vai và háng.) , 2 người em gái sinh đôi cùng một thể xác, và cậu em út là một đứa bé vô cùng béo phì nhưng có thể làm một vật gì đó nổ tung bằng suy nghĩ của mình. Bây giờ tôi mới biết, trên đời có nhiều chuyện còn kinh dị hơn. Thí dụ như chuyện tự chặt tay chặt chân, có rất nhiều người làm điều đó, và họ làm không phải vì bị bệnh sinh lý hoặc tâm lý, chỉ vì họ muốn, họ cũng không biết tại sao họ muốn, chỉ biết khi đã chặt xong một bộ phận thì họ cảm thấy rất hài lòng với bản thân và nhẹ nhỏm hơn, như họ đã trút được một cái gánh nặng nề. Trong sách khoa học còn kể chuyện những người mắc phải tình trạng mục cóc trầm trọng, trầm trọng đến độ mặt mủi tay chân họ mọc đầy mục cóc, chúng ra như nấm và chồng chất lên nhau, nhiều năm làm nguyên cả toàn thân họ thành như một cái cây biết đi, những mục cóc sần sùi trên các ngón tay và ngón chân mọc dài thườn thượt, biến bàn tay bàn chân thành những cái rễ cây. Xin lỗi nhé, vì tôi không có vốn từ chuyên môn hơn để diễn tả tình trạng đó. Người ta gọi một anh như thế là Người Cây. Anh ấy đang sống ở Cambodia. Bị vợ bỏ, mối lo sợ lớn nhất là các con sẽ bị như bố chúng. Bác sĩ cho rằng có thể nguyên nhân của bệnh trạng là do hệ thống đề kháng của anh ấy quá yếu, không thể diệt trừ vi khuẩn trong người. Bạn có xem phim Lord of the Rings chưa, có thấy mấy cái cây già lụ khụ mở mắt và bước đi? Bạn nhìn anh ta cũng y hệt như vậy, có điều anh ấy chưa già nua.
Tôi cũng không rõ mình đã nói tới đâu. Ý tôi muốn nói là ở một góc độ nào đó, tất cả sự kiện đều là một câu ch(tr)uyện. Không có gì ầm ỉ hay khó tin, phải không? Chuyện là như vầy: lúc tôi còn nhỏ, tám chín tuổi gì đó, tôi bị người ta cưởng hiếp. Mà cũng không phải cưởng hiếp, vì tôi đâu có chống cự. Ai bảo tôi làm gì thì tôi làm đó, bảo dang chân thì dang chân, thế thôi. Mà những người kia cũng chả lớn hơn tôi bao nhiêu tuổi (tôi sợ ba má biết--không hiểu vì sao tôi lại sợ ba má biết, trong khi tôi không ý thức được điều ấy là xấu--nên cứ ai đến bảo tôi phải cho hắn thử nếu không hắn mét ba má thì tôi lại phải cho hắn thử). Cho đến lúc tôi 16, 17 tuổi, tôi vẫn đinh ninh tôi có thể có thai từ kiếp trước, mặc kệ kinh nguyệt hằng tháng. Bây giờ tôi đã thoát được nó. Đến độ nhiều lúc tôi không biết chuyện đó có xẩy ra thật không, hay nó hoàn toàn là sự tưởng tượng của tôi. Vì xung quanh tôi không có dấu vết gì của nó cả. Những kẻ trước đây đòi "thử" với tôi đang sống rất bình thường, họ đã có vợ có con, họ thương vợ, thương con, và cả tôi, tôi cũng thương những đứa con của họ nữa. Họ cho tôi mượn tiền, tôi giúp họ trông con. Họ gỏi tôi hỏi thăm, tôi gửi họ thiệp Giáng Sinh và quà cho các cháu. Có khi nào tôi đã tự dựng lên một câu chuyện vĩ đại và đã tự hành hạ mình? Dù sao thì nó cũng là một câu chuyện hay. Chuyện không vui và hơi kéo dài, nhưng kết cuộc tương đối có hậu. Đối với tôi, những câu chuyện như thế là những câu chuyện hay, vì nó giúp người ta cảnh cáo đừng thờ ơ với cuộc sống mà phải sống như mình đã từng là một người khốn nạn, như vậy bạn mới cảm nhận được sức sống của những gì trước mắt, bạn mới không lúc nào cũng ủ dột hoặc lẳng lơ, bạn mới không thành người ngu dốt hoặc muốn chết đi cho hết chán.
Không biết tại sao tôi lại kể câu ch(tr)uyện này cho bạn nghe. Có lẽ vì tôi đã hứa. Và vì nó là câu ch(tr)uyện của tôi.
Bạn, hôm nay tôi muốn hỏi bạn thật nhiều điều, vì ít khi tôi được nghe về bạn. Tôi muốn biết tất cả bạn ạ. Ngoài việc bạn thích nghe nhạc và đọc sách (tôi thấy bạn lúc nào cũng nghe nhạc và đọc sách), bạn còn thích làm gì nữa? Khi ngồi quán cà phê thì bạn thích tán chuyện với bạn bè hay ngồi im lìm nhìn người ta qua lại? Tôi thì thích cả hai, nhưng đặc biệt là nhìn người ta qua lại và nghe lén cuộc nói chuyện của những người ngồi kế bên. Tướng tôi và bạn ngồi nghe lén người ta nói chuyện nhất định là không như những gã thừ người ra trong phim Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng của Trần Anh Hùng, nhìn ngố ngố, tôi đã phá ra cười một trận. Cười xong tôi lại lo lo, không biết khi mình ngồi uống cà phê có như thế không, và chắc cũng có kẻ nhìn tôi ngô ngố lại phá ra cười.
Tôi nhiều chuyện lắm bạn ạ, có lẽ bạn đã biết. Tôi nói chuyện với ai cũng được, người nào tôi cũng tán được cả, những kẻ lạ mặt thật thú vị, cả khối chuyện nằm hỗn loạn trong một thể xác. Thường thì trẻ con có nhiều chuyện kể hơn người lớn, cũng ngộ nhỉ, lẽ ra người lớn có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống hơn thì phải có nhiều chuyện để kể, nhưng phần đông họ lại kể không hay, hoặc không kể, bằng bọn nhóc. Cho nên tôi thích nhất là nói chuyện với trẻ con. Chúng dễ cười hơn nhiều.
Hôm nay tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Chuyện này của tôi. Tôi đã kể cho 4 người khác nghe, và họ có 4 phản ứng khác nhau. Người thứ nhất tôi kể là một người đàn ông. Lúc đó hắn là bạn trai tôi. Nghe tôi kể xong hắn đã thức trắng 3 đêm liền, hắn không thể ngủ vì sự bực tức và câm thù. Người thứ hai cũng là một người đàn ông, hắn không là ai cả, chính vì vậy tôi đã kể hắn nghe. Hắn nghe xong, nói, xin chia buồn cùng bạn, hy vọng bạn không bị nó dìm xuống, và sau đó chúng tôi đã làm bạn với nhau vài tháng. Kẻ thứ ba tôi kể là một người đàn bà, người đàn bà đầu tiên yêu tôi và bắt tôi phải đáp lại tình yêu ấy. Kẻ này nghe xong đã khóc, và kể cho tôi nghe chuyện của hắn, rồi chúng tôi chia nhau uống hết một chai rượu đỏ, sau đó ôm nhau khóc sướt mướt. Kẻ cuối cùng tôi kể là một người đàn ông. Khi nghe xong hắn thở dài, bảo tôi phải cẩn thận đừng nên kể những chuyện như vậy cho kẻ khác nghe, sẽ làm kẻ khác cảm giác nặng nề và khó chịu. Tôi thắc mắc, không hiểu tại sao lại phải nặng nề và khó chịu, nó chỉ là một câu chuyện.
Có những chuyện thật kinh dị ở trên đời, còn kinh dị và khó tin hơn là truyện của các nhà văn. Như hồi xưa khi đọc Geek Love trong trường, tôi kinh hoàn trước gia đình quái gở này, phần tử là những dị thai được bà mẹ và ông bố cố tình tạo ra bằng cách uống các thứ hóa chất độc địa trước và đang khi mang thai. Trong đó có nhân vật kể chuyện, Ollie, là một người lùn, hói, và bạch tạng. Anh em khác trong nhà gồm có một người anh không tay không chân (hắn cuối cùng mở một tôn giáo mới, trong đó những ai muốn làm tín đồ phải cắt đứt tay chân mình, bắt đầu từ các ngón tay ngón chân, rồi đến cùi chỏ và đầu gối, cuối cùng là chặt đứt ở khúc vai và háng.) , 2 người em gái sinh đôi cùng một thể xác, và cậu em út là một đứa bé vô cùng béo phì nhưng có thể làm một vật gì đó nổ tung bằng suy nghĩ của mình. Bây giờ tôi mới biết, trên đời có nhiều chuyện còn kinh dị hơn. Thí dụ như chuyện tự chặt tay chặt chân, có rất nhiều người làm điều đó, và họ làm không phải vì bị bệnh sinh lý hoặc tâm lý, chỉ vì họ muốn, họ cũng không biết tại sao họ muốn, chỉ biết khi đã chặt xong một bộ phận thì họ cảm thấy rất hài lòng với bản thân và nhẹ nhỏm hơn, như họ đã trút được một cái gánh nặng nề. Trong sách khoa học còn kể chuyện những người mắc phải tình trạng mục cóc trầm trọng, trầm trọng đến độ mặt mủi tay chân họ mọc đầy mục cóc, chúng ra như nấm và chồng chất lên nhau, nhiều năm làm nguyên cả toàn thân họ thành như một cái cây biết đi, những mục cóc sần sùi trên các ngón tay và ngón chân mọc dài thườn thượt, biến bàn tay bàn chân thành những cái rễ cây. Xin lỗi nhé, vì tôi không có vốn từ chuyên môn hơn để diễn tả tình trạng đó. Người ta gọi một anh như thế là Người Cây. Anh ấy đang sống ở Cambodia. Bị vợ bỏ, mối lo sợ lớn nhất là các con sẽ bị như bố chúng. Bác sĩ cho rằng có thể nguyên nhân của bệnh trạng là do hệ thống đề kháng của anh ấy quá yếu, không thể diệt trừ vi khuẩn trong người. Bạn có xem phim Lord of the Rings chưa, có thấy mấy cái cây già lụ khụ mở mắt và bước đi? Bạn nhìn anh ta cũng y hệt như vậy, có điều anh ấy chưa già nua.
Tôi cũng không rõ mình đã nói tới đâu. Ý tôi muốn nói là ở một góc độ nào đó, tất cả sự kiện đều là một câu ch(tr)uyện. Không có gì ầm ỉ hay khó tin, phải không? Chuyện là như vầy: lúc tôi còn nhỏ, tám chín tuổi gì đó, tôi bị người ta cưởng hiếp. Mà cũng không phải cưởng hiếp, vì tôi đâu có chống cự. Ai bảo tôi làm gì thì tôi làm đó, bảo dang chân thì dang chân, thế thôi. Mà những người kia cũng chả lớn hơn tôi bao nhiêu tuổi (tôi sợ ba má biết--không hiểu vì sao tôi lại sợ ba má biết, trong khi tôi không ý thức được điều ấy là xấu--nên cứ ai đến bảo tôi phải cho hắn thử nếu không hắn mét ba má thì tôi lại phải cho hắn thử). Cho đến lúc tôi 16, 17 tuổi, tôi vẫn đinh ninh tôi có thể có thai từ kiếp trước, mặc kệ kinh nguyệt hằng tháng. Bây giờ tôi đã thoát được nó. Đến độ nhiều lúc tôi không biết chuyện đó có xẩy ra thật không, hay nó hoàn toàn là sự tưởng tượng của tôi. Vì xung quanh tôi không có dấu vết gì của nó cả. Những kẻ trước đây đòi "thử" với tôi đang sống rất bình thường, họ đã có vợ có con, họ thương vợ, thương con, và cả tôi, tôi cũng thương những đứa con của họ nữa. Họ cho tôi mượn tiền, tôi giúp họ trông con. Họ gỏi tôi hỏi thăm, tôi gửi họ thiệp Giáng Sinh và quà cho các cháu. Có khi nào tôi đã tự dựng lên một câu chuyện vĩ đại và đã tự hành hạ mình? Dù sao thì nó cũng là một câu chuyện hay. Chuyện không vui và hơi kéo dài, nhưng kết cuộc tương đối có hậu. Đối với tôi, những câu chuyện như thế là những câu chuyện hay, vì nó giúp người ta cảnh cáo đừng thờ ơ với cuộc sống mà phải sống như mình đã từng là một người khốn nạn, như vậy bạn mới cảm nhận được sức sống của những gì trước mắt, bạn mới không lúc nào cũng ủ dột hoặc lẳng lơ, bạn mới không thành người ngu dốt hoặc muốn chết đi cho hết chán.
Không biết tại sao tôi lại kể câu ch(tr)uyện này cho bạn nghe. Có lẽ vì tôi đã hứa. Và vì nó là câu ch(tr)uyện của tôi.
Saturday, August 8, 2009
Cho tôi nuốt bạn vào bụng
Bạn, tôi phải sở hữu bạn. Trên đường đến đây tôi đã suy nghĩ thế, và bây giờ vẫn muốn như vậy. Bạn là một thế giới rộng, và tôi muốn có một thế giới rộng. Tôi muốn đi đến những nơi bạn đã đi, gặp những người bạn đã gặp, đọc hàng ngàn quyển sách bạn đã đọc, và làm tình với tất cả những người tình của bạn. Tôi muốn nuốt chửng bạn vào bụng, hay tôi vào bụng của bạn, để những lúc muốn gặp bạn tôi không cần phải đợi, như lúc đi trên đường tới đây, chỉ cần ói bạn ra, hay bạn ói tôi ra, là chúng ta có thể gặp nhau. Và bạn cũng không cần phải kể tôi nghe hôm nay bạn đã ăn gì (hay tôi kể bạn nghe tôi đã ăn gì), ai đã hôn bạn (và ai đã hôn tôi), hoặc ai đã đánh bạn (và ai đã đánh tôi). Chúng ta sẽ tức thì biết được. Như vậy chắc vui lắm! Tôi thích quá! Bạn, chúng ta hãy lập chương trình nuốt nhau đi nhé, một ngày một bộ phận, đến khi nuốt trọn chúng ta ăn mừng! Hoan hô ngày chúng ta nuốt trọn nhau!
Không, không, tôi hứa sẽ không bẻ đầu bạn như những con búp bê của tôi. Thật! Tôi hứa đấy, nè, móc ngoéo đi, được chứ? Mà ai đã kể cho bạn nghe về những con búp bê của tôi? Mà không sao, bạn biết cũng tốt, vậy để tôi kể bạn nghe tại sao tôi bẻ đầu chúng. Chắc bạn sẽ không tin, đôi lúc tôi cũng không tin được chuyện đã xẩy ra như vậy. Thú thật, nhiều câu chuyện của tôi rất đáng khả nghi, chính bản thân tôi còn mù mờ nơi xuất sứ của chúng, không biết đích thực chúng từ ai ra, là của tôi hay của một người khác. Nhưng thôi, tôi cứ kể, và bạn cứ nghe.
Từ nhỏ tôi đã có thói quen nuốt búp bê vào bụng (vì tôi yêu chúng, tôi thấy chúng đẹp quá, quyến rũ quá), từ lúc tôi được hai tuổi thì phải, cứ mỗi lần sinh nhật là mẹ tặng cho tôi một con búp bê, có con thì chân dài, tóc vàng hoe, có con thì mập béo, tóc quoăn tít, chúng thế nào cũng vậy, cũng rất đáng yêu. Và mỗi năm như vậy, sau khi mọi người ăn uống và lên giường ngủ, tôi nằm im trên giường, lột hết quần áo nó ra và từ từ nuốt nó vào bụng. Vâng, bạn liên tưởng đúng đấy, như con rắn vậy. Đến lúc tôi hai mươi thì tổng thẩy tôi đã có mười tám con búp bê trong bụng. Nhưng cái sinh nhật hai mươi ấy, nó thật kỳ lạ, chả hiểu vì sao tôi lại bị bội thực. Chắc vì năm ấy trên mình búp bê bị nhiễm chì (bác sĩ nói với tôi như vậy), nuốt nó vào ít lâu thì tôi bị đau bụng và nôn mửa, trong bụng rất ư là nhột nhạt và ngứa ngáy. Hình như tất cả các con búp bê trong bụng tôi đang đánh nhau. Tôi đau quá, chỉ biết ôm cái bụng lăng cuồn. Sau đó tôi thấy ngứa cổ bạn ạ, tôi nghĩ vì một con đã leo ngược lên cổ họng tôi, nó bò lên thực quản của tôi thế nào cũng hay thật, như lên tới cổ họng thì tôi không chịu được nữa và đã ói nó ra. Ói một đứa thì cả đám ùa theo ra hết. Thì ra chúng đã đánh nhau thật. Đứa nào đứa nấy mắt mũi đỏ hoe, tay chân bầm tím, tóc tai thì đứa mất đứa còn. Tôi tức quá, không thể chấp nhận chúng lại mất dạy như vậy, nên đã tóm chúng lại và bẻ đầu từng đứa. Tất nhiên là sau khi tắm rửa chúng sạch sẽ và thay đồ mới. Bây giờ thì mười tám con búp bê không đầu của tôi đang ngoan ngoãn tựa nhau trên cái kệ tôi đóng cho chúng (tôi dành cho chúng nguyên một bức tường trắng phao). Những cái đầu tôi đã bỏ vào garbage disposal xay chúng như tương. Tôi ghét những cái đầu vô ý thức ấy.
Chắc bạn nghĩ tôi tàn ác lắm. Không đâu bạn ạ, tôi không nghĩ mình tàn ác đâu. Nếu chúng không sống chung với nhau trong một không khí hòa bình và yêu thương được thì hãy bứt phách những cái đầu ấy đi chứ để làm gì.
Nhưng bạn sẽ khác. Này nhé, vì bạn không phải là búp bê. Vì bạn to xác hơn búp bê. Và vì chỉ có một mình bạn, nên sẽ không có chuyện đánh nhau, bứt tóc nhau, chửi bới nhau, xé xác nhau ra thành trăm mảnh. Tôi sẽ được hạnh phúc đến dường nào, vì tay bạn sẽ là tay tôi, chân bạn sẽ là chân tôi, tóc bạn sẽ là tóc tôi, ruột bạn sẽ là ruột tôi, tim bạn sẽ là tim tôi, máu bạn sẽ là máu tôi, và chúng ta khỏi cần phải đợi nhau nữa. Thế là chúng ta hết còn lạ mặt.
Không, không, tôi hứa sẽ không bẻ đầu bạn như những con búp bê của tôi. Thật! Tôi hứa đấy, nè, móc ngoéo đi, được chứ? Mà ai đã kể cho bạn nghe về những con búp bê của tôi? Mà không sao, bạn biết cũng tốt, vậy để tôi kể bạn nghe tại sao tôi bẻ đầu chúng. Chắc bạn sẽ không tin, đôi lúc tôi cũng không tin được chuyện đã xẩy ra như vậy. Thú thật, nhiều câu chuyện của tôi rất đáng khả nghi, chính bản thân tôi còn mù mờ nơi xuất sứ của chúng, không biết đích thực chúng từ ai ra, là của tôi hay của một người khác. Nhưng thôi, tôi cứ kể, và bạn cứ nghe.
Từ nhỏ tôi đã có thói quen nuốt búp bê vào bụng (vì tôi yêu chúng, tôi thấy chúng đẹp quá, quyến rũ quá), từ lúc tôi được hai tuổi thì phải, cứ mỗi lần sinh nhật là mẹ tặng cho tôi một con búp bê, có con thì chân dài, tóc vàng hoe, có con thì mập béo, tóc quoăn tít, chúng thế nào cũng vậy, cũng rất đáng yêu. Và mỗi năm như vậy, sau khi mọi người ăn uống và lên giường ngủ, tôi nằm im trên giường, lột hết quần áo nó ra và từ từ nuốt nó vào bụng. Vâng, bạn liên tưởng đúng đấy, như con rắn vậy. Đến lúc tôi hai mươi thì tổng thẩy tôi đã có mười tám con búp bê trong bụng. Nhưng cái sinh nhật hai mươi ấy, nó thật kỳ lạ, chả hiểu vì sao tôi lại bị bội thực. Chắc vì năm ấy trên mình búp bê bị nhiễm chì (bác sĩ nói với tôi như vậy), nuốt nó vào ít lâu thì tôi bị đau bụng và nôn mửa, trong bụng rất ư là nhột nhạt và ngứa ngáy. Hình như tất cả các con búp bê trong bụng tôi đang đánh nhau. Tôi đau quá, chỉ biết ôm cái bụng lăng cuồn. Sau đó tôi thấy ngứa cổ bạn ạ, tôi nghĩ vì một con đã leo ngược lên cổ họng tôi, nó bò lên thực quản của tôi thế nào cũng hay thật, như lên tới cổ họng thì tôi không chịu được nữa và đã ói nó ra. Ói một đứa thì cả đám ùa theo ra hết. Thì ra chúng đã đánh nhau thật. Đứa nào đứa nấy mắt mũi đỏ hoe, tay chân bầm tím, tóc tai thì đứa mất đứa còn. Tôi tức quá, không thể chấp nhận chúng lại mất dạy như vậy, nên đã tóm chúng lại và bẻ đầu từng đứa. Tất nhiên là sau khi tắm rửa chúng sạch sẽ và thay đồ mới. Bây giờ thì mười tám con búp bê không đầu của tôi đang ngoan ngoãn tựa nhau trên cái kệ tôi đóng cho chúng (tôi dành cho chúng nguyên một bức tường trắng phao). Những cái đầu tôi đã bỏ vào garbage disposal xay chúng như tương. Tôi ghét những cái đầu vô ý thức ấy.
Chắc bạn nghĩ tôi tàn ác lắm. Không đâu bạn ạ, tôi không nghĩ mình tàn ác đâu. Nếu chúng không sống chung với nhau trong một không khí hòa bình và yêu thương được thì hãy bứt phách những cái đầu ấy đi chứ để làm gì.
Nhưng bạn sẽ khác. Này nhé, vì bạn không phải là búp bê. Vì bạn to xác hơn búp bê. Và vì chỉ có một mình bạn, nên sẽ không có chuyện đánh nhau, bứt tóc nhau, chửi bới nhau, xé xác nhau ra thành trăm mảnh. Tôi sẽ được hạnh phúc đến dường nào, vì tay bạn sẽ là tay tôi, chân bạn sẽ là chân tôi, tóc bạn sẽ là tóc tôi, ruột bạn sẽ là ruột tôi, tim bạn sẽ là tim tôi, máu bạn sẽ là máu tôi, và chúng ta khỏi cần phải đợi nhau nữa. Thế là chúng ta hết còn lạ mặt.
Tuesday, August 4, 2009
Kẻ lạ mặt: chôn chân dưới cát
Một ngày không nói chuyện với bạn là một ngày rất dài và vô nghĩa. Giữa giây phút kết thúc và lúc bắt đầu mới là một cọng bún nhảo. Lý do tôi vẫn đợi là vì tôi sợ mình sẽ tấn công bạn đến hết hơi. Tôi dở như vậy đấy, lúc nào cũng phải đặt cho mình những sự kiềm chế giả tạo. Bạn đợi tôi ở đây không lâu chứ? Chúng ta đừng ngồi đây, hãy đi đi. Đi học bờ hồ đi, đi hết nỗi thì leo xe buýt về lại. Dọc bờ hồ gió mát lắm, cái bờ hồ dài hai ngàn sáu trăm ba mươi ba kilô mét lốm đốm những bãi biển, mà bãi tôi thích nhất nằm phía trên tiểu ban Indiana, một đụn cát trắng phơi, làm người ta nửa ngờ nửa tin rằng họ thật đang đứng trước biển, như thể cái đụn cát ấy là sự chiến thắng của ý muốn vươn mình khỏi một điều không thể. Cát đó tuy trắng nhưng không mịn và mát như cát biển dọc phía tây Florida. Tôi dẫm chân trên cát mà như đang đi trên nước. Và vì Florida thu hút du khách nhờ những bãi biển cát trắng mịn ấy nên người ta giữ nó trắng tinh, không bao giờ có lẫn lộn một thứ gì khác ngoài cát và cát. Đôi lúc chân bạn cũng đạp lên một vỏ ốc gì đó, nhưng hình như được đắm mình trong cát mịn hồi lâu làm chúng cũng mòn đi phần gai góc, chúng chỉ lâm châm chân bạn nhè nhẹ như những nụ hôn nhỏ. Ơ, mà sao tôi lại huyên thuyên về những bãi biển nhỉ? Chắc vì tôi yêu nó. Không, tôi không đùa. Tôi yêu nó thật đấy. Tôi yêu nó như tôi yêu những người đàn ông, tôi không thể thiếu nó, nhưng đồng thời và, tôi luôn bị cảm giác đe dọa sẽ bị mất mạng vì nó. Tôi không biết bơi, bị ám ảnh rằng một ngày nào đó không có lý do tại sao mình sẽ từ từ chìm xuống giửa đại dương phẵng lì và vô tận, nhưng khi tôi thấy được cái mép của đại dương kia tôi lại có cảm giác bình an vô cùng và mình đã có thể tiếp tục hiện diện qua ngày và đêm. Như thể nó đã từ tôi mà ra, và tôi là máu huyết của nó, và tình yêu của tôi và nó sẽ tồn tại vĩnh viễn, là thứ sẽ còn lại sau khi chúng tôi đã bốc hơi cạn khỏi mặt đất này.
Mà tại sao tôi lại nói đến việc này nhỉ? À, vì tôi muốn nói đến má tôi. Chắc bạn đang nghĩ, à, vì biển là mẹ, mẹ là biển. Không phải như vậy. Cliché và không đúng. Khi tôi đứng trước biển, tôi không nghĩ về mẹ. Tôi chỉ nghĩ về tôi, vì nó là tôi chứ không phải là mẹ. Ai là người bắt đầu gọi biển là mẹ vậy? Hắn thật ngu. Chắc hẳn là một người đàn ông, vì không có người đàn bà nào nhìn biển như nhìn mẹ cả, vì chính cô ta là nó.
Tôi muốn nói về mẹ tôi, nhưng tôi không nói được. Có ngộ không? Tôi chưa đủ khả năng để nói về mẹ. Mẹ khổng lồ. Chắc phải cần thêm một thời gian dài.
Trong khi đợi thì bạn ngồi xuống đây với tôi được không? Chúng ta chôn chân dưới cát nhé, tôi sẽ ấp ủ đôi chân bạn trong một cái hang cát lộng lẫy chưa từng có bao giờ.
Mà tại sao tôi lại nói đến việc này nhỉ? À, vì tôi muốn nói đến má tôi. Chắc bạn đang nghĩ, à, vì biển là mẹ, mẹ là biển. Không phải như vậy. Cliché và không đúng. Khi tôi đứng trước biển, tôi không nghĩ về mẹ. Tôi chỉ nghĩ về tôi, vì nó là tôi chứ không phải là mẹ. Ai là người bắt đầu gọi biển là mẹ vậy? Hắn thật ngu. Chắc hẳn là một người đàn ông, vì không có người đàn bà nào nhìn biển như nhìn mẹ cả, vì chính cô ta là nó.
Tôi muốn nói về mẹ tôi, nhưng tôi không nói được. Có ngộ không? Tôi chưa đủ khả năng để nói về mẹ. Mẹ khổng lồ. Chắc phải cần thêm một thời gian dài.
Trong khi đợi thì bạn ngồi xuống đây với tôi được không? Chúng ta chôn chân dưới cát nhé, tôi sẽ ấp ủ đôi chân bạn trong một cái hang cát lộng lẫy chưa từng có bao giờ.
Sunday, August 2, 2009
Kẻ lạ mặt: tôi kể về những cái túi
Hello, chúng ta lại gặp nhau. Hôm nay tôi khỏe hơn rất nhiều bạn ạ. Cho tôi một ly apple cider, tôi không uống cà phê. Cả tuần nay thời tiết ngộ quá. Ở giữa cao điểm của mùa hè mà trời lại lành lạnh gió, tối ngủ làm tôi phải mặc thêm áo. Trời lành lạnh thế này làm tôi cứ tưởng thu sẽ tới trong nay mai, nên cho tôi ly apple cider. Mùa thu tôi thường uống apple cider. Mà thời tiết ở Chicago là như vậy, nóng lạnh thất thường, hình như nó không bao giờ hoàn toàn như người ta dự đoán. Nó như một người bị loạn thần kinh. Nhưng nó rất say đắm và trung thành với những thất thường của nó. Khi nó nóng, nó chẳng những nóng mà còn bức rức, ngộp thở, nó trùm lên da thịt bạn một bầu không khí cạn kiệt oxi làm cơ thể bạn không thể không toát ra những giọt mồ hôi đặc sệt nhơn nhớt. Đến khi nó lạnh, cái lạnh của nó làm bạn phải nhớ lại hết những lần bạn đã bị cóng từ bao nhiêu thế kỷ trước. Điên cuồng. Không phải sự điên cuồng của nơi nhiệt đới, nhưng là sự điên cuồng tôi thích. Người bạn trai đầu tiên bảo sau khi quen tôi (nghĩa là sau khi chúng tôi chia tay), hắn nộp đơn xin vào trường y vì hắn muốn làm bác sĩ chữa bệnh cho tôi. Tôi khoái chí, nói vậy anh đi tìm cho tôi một quyển sách. Tôi luôn đinh ninh rằng ở trong một thư viện hay một tiệm sách cũ kỹ nào đó có một quyển sách dành riêng cho tôi, không ai thấy được nó (thấy thì người ta vẫn thấy nó đấy chứ, nhưng không ai nhận ra nó), và nó vẫn nằm ở đó chờ tôi. Nó như một cái cẩm nang về tôi, tôi mong được mở nó ra để nghe nó lý giải những khúc mắc trên đời, ví dụ như tại sao tôi phải gặp những người tôi gặp, tại sao đã quen với những người tình bây giờ không còn nhớ tới--để làm gì khi chúng ta quen chỉ để quên? Khi hắn tìm được quyển sách đó, tức là khi hắn đã chữa được tôi, tôi sẽ tức khắc bay lên trời chứ không cần phải ngước cổ nhìn như bây giờ.
Hôm nay tôi không hứng thú lắm. Xin lỗi bạn nhé, bổng dưng lại uể oải, mệt mỏi. Tại sao tôi lại mặc cái áo khoác dài này à? Vì nó có nhiều túi. Tại sao tôi cần nhiều túi à? Vì tôi có nhiều thứ không bỏ xuống được. Xem này, túi trên đây tôi đựng những cái nút áo của quần áo cũ. Bạn cần nút áo không? Cái túi đựng nút áo này tôi có ghim cây kim và sợi chỉ trong ấy, lỡ may có ai mất một cái nút áo thì còn khâu lại được. Túi này tôi đựng tóc--tôi thường ngồi măng mo bứt tóc, và gom chúng lại bỏ vào đây, khi về nhà tôi mang chúng ra đếm và cất chúng vào một cái hộp, vì chúng là của tôi. Cái túi dưới đây to nhất tôi để đựng những lời nói. Khi người ta nói với nhau những lời gì đó hay ho hoặc xấu xí, có lúc là lời nói yêu thương làm rung động đến tôi, có lúc là chửi mắng, chì chiết, chúng ồ ập phan lên đầu kẻ kia như chai bia bị đập vỡ, tôi lượm những mãnh vụn, nhét chúng vào cái túi khổng lồ này của tôi, để chúng khỏi phải đập lên đầu kẻ khác. Nhiều lúc những lời nói được đập lên đầu tôi, làm tôi đau quá bạn ạ. Cho nên lâu lâu tôi cũng lượm lặt những trìu mến để xoa lên các cục u trên đầu. Còn cái túi cuối cùng dùng để đựng những thứ linh tinh thích thú, như một cây bút chì kẻ mắt, một chiếc nhẫn, hay một cuốn sách bị vứt dưới gầm bàn. Chắc vì hôm nay có nhiều lời nói, làm tôi hơi nhứt mỏi. Tôi không bỏ cái áo này được đâu, hôm nay trời lạnh, có nhiều thứ tôi phải mang theo, và nó là của tôi. Chúng ta gặp lại sau nhé, cho tôi gửi lời thăm tất cả. Sáng nay trên đường đến đây tôi định sẽ hỏi thật nhiều về bạn, tôi muốn bạn kể cho tôi nghe về những dấu vết trên người, nhưng tôi mệt quá, thôi hẹn lần sau nhé. Nhờ bạn trả tiền dùm tôi, hôm nay tôi đành thiếu.
Hôm nay tôi không hứng thú lắm. Xin lỗi bạn nhé, bổng dưng lại uể oải, mệt mỏi. Tại sao tôi lại mặc cái áo khoác dài này à? Vì nó có nhiều túi. Tại sao tôi cần nhiều túi à? Vì tôi có nhiều thứ không bỏ xuống được. Xem này, túi trên đây tôi đựng những cái nút áo của quần áo cũ. Bạn cần nút áo không? Cái túi đựng nút áo này tôi có ghim cây kim và sợi chỉ trong ấy, lỡ may có ai mất một cái nút áo thì còn khâu lại được. Túi này tôi đựng tóc--tôi thường ngồi măng mo bứt tóc, và gom chúng lại bỏ vào đây, khi về nhà tôi mang chúng ra đếm và cất chúng vào một cái hộp, vì chúng là của tôi. Cái túi dưới đây to nhất tôi để đựng những lời nói. Khi người ta nói với nhau những lời gì đó hay ho hoặc xấu xí, có lúc là lời nói yêu thương làm rung động đến tôi, có lúc là chửi mắng, chì chiết, chúng ồ ập phan lên đầu kẻ kia như chai bia bị đập vỡ, tôi lượm những mãnh vụn, nhét chúng vào cái túi khổng lồ này của tôi, để chúng khỏi phải đập lên đầu kẻ khác. Nhiều lúc những lời nói được đập lên đầu tôi, làm tôi đau quá bạn ạ. Cho nên lâu lâu tôi cũng lượm lặt những trìu mến để xoa lên các cục u trên đầu. Còn cái túi cuối cùng dùng để đựng những thứ linh tinh thích thú, như một cây bút chì kẻ mắt, một chiếc nhẫn, hay một cuốn sách bị vứt dưới gầm bàn. Chắc vì hôm nay có nhiều lời nói, làm tôi hơi nhứt mỏi. Tôi không bỏ cái áo này được đâu, hôm nay trời lạnh, có nhiều thứ tôi phải mang theo, và nó là của tôi. Chúng ta gặp lại sau nhé, cho tôi gửi lời thăm tất cả. Sáng nay trên đường đến đây tôi định sẽ hỏi thật nhiều về bạn, tôi muốn bạn kể cho tôi nghe về những dấu vết trên người, nhưng tôi mệt quá, thôi hẹn lần sau nhé. Nhờ bạn trả tiền dùm tôi, hôm nay tôi đành thiếu.
Saturday, August 1, 2009
Kẻ lạ mặt: tôi nói về sự trơ trụi và trần truồng
Hôm nay tôi đưa bạn đến quán Gà Trống Tơ mà tôi thích nhất nhé. Thật ra thì nó không có gì đặc biệt, tôi thích nó chỉ việc nó mở cửa rất sớm và đóng cửa rất khuya, khuya nhất trong những quán cà phê gần đây. Tôi thích cái vách tường lộ gạch nâu đỏ trơ trụi ở đây, nó mang lại cho tôi cảm giác thân thiện và ấm cúng, vì tôi thích sự trơ trụi, ở bất cứ đồ vật hay động vật nào, nhất là sự trơ trụi giửa người với người thì rất hiếm, bạn có thấy như vậy không? Ít khi người ta cho phép một kẻ lạ mặt biết hết toàn diện của mình. Thường thì người ta tấn thủ, người ta đặt khoảng cách bằng ánh mắt né tránh, bằng bước chân lệch sang lề đường hay gạch vẽ ranh giới bằng cách phân loại này kia. Tại sao phải rào buộc mình lại như thế nhỉ? Tại sao không tự do phơi bày cho nhau xem con người mình? Hay vì họ không biết cách phơi bày? Họ đã quên rồi à? Tại sao người ta khi lớn lên lại mất đi khả năng ấy?
Một người bạn của tôi có nói với tôi, người ta thường có rất nhiều ý kiến dạy kẻ khác cách sống nhưng ít ai biết được chính họ sống như thế nào. Tôi thấy anh ấy nói đúng, nên tôi chỉ thích sự trần trụi chứ không đòi hỏi nó. Bạn đừng lo, bạn không cần phải trần trụi với tôi đâu, vì sự trần trụi chỉ cần ở một người là đủ. Nó hay như vậy đấy. Nó không đòi hỏi phải có hai cả thể. Chỉ cần một trong chúng ta trần trụi, quan hệ giữa chúng ta sẽ đủ sự thật thà, và bạn, một lúc nào đó, bạn để ý xem, bạn cũng sẽ trần trụi với tôi. Chính bây giờ bạn đã bị trần trụi rồi đấy, chỉ là bạn chưa cho tôi thấy.
Tôi thích sự trần trụi ở mọi phương diện, luôn cả sự trần trụi của thể xác. Bạn có bao giờ trần truồng đi quanh nhà chưa? Chưa à? Phải nên thử. Khi bạn trần như nhộng đi qua đi lại quanh nhà, làm những động tác bạn thường làm như đọc báo, ăn cơm, rửa chén, bạn sẽ cảm nhận được một tự do hoàn toàn, một sự tự do thật riêng tư, không liên quan đến một cá nhân hay đoàn thể nào, chỉ có bạn đang tự do với bản thân mình. Tôi à? Tôi rất thường trần truồng, nhất là vào những ngày trời mưa. Tôi ghét cảm giác phải mặc những mảnh quần áo ướt lên người, chúng cứ bám vào tôi ướt át, làm tôi lúc nào cũng phải ý thức với chúng, phải công nhận sự hiện diện của chúng, nên vào những ngày trời mưa, bạn sẽ không bao giờ thấy tôi mặc đồ. Vã lại, mưa để làm gì nếu không phải để chúng ta hứng? Và tôi thích hứng nước mưa bằng thể xác của mình.
Trước đây tôi có quen một người. Hắn bình thường lắm, thân người thì tương đối vạm vỡ (chổ ấy thì nhỏ tí teo), nhưng tôi rất thích làm tình với hắn vì sau khi làm tình, cả hai đều có thói quen trần truồng đi lòng vòng trong nhà, rồi hắn ngồi xuống trên sofa còn tôi thì nằm gác đầu lên đùi hắn, và chúng tôi hút thuốc. Hắn kể chuyện lung tung về cuộc đời hắn, tôi chả nghe được gì vì còn đang tưởng tượng xem nếu tôi bay ra khỏi thể xác mình và đứng bên ngoài nhìn vô thì sẽ thấy được gì. Sau đó chúng tôi lôi quyển ảnh chụp chân dung của những người nổi tiếng ra xem, tất nhiên là vẫn còn đang hút thuốc (nếu tôi có máy chụp hình để chụp lúc ấy thì ảnh cần có khói thuốc mới vui, vui hơn nếu không có). Tôi thích nhất là Einstein. Mặt ông ấy đầy nét nhăn, nhưng cái đầu tóc bòm xòm làm tôi thích quá.
Dần nó trở thành nghi thức sau những lần mây mưa. Phần nhiều vì nghi thức đó mà tôi tiếp tục làm tình với hắn, vì khi tôi biết được hắn chưa từng đọc qua tác phẩm nào của Jose Rizal, tôi bổng dưng khinh bỉ hắn. Sao bạn lại chưa từng đọc Jose Rizal? Tôi hỏi hắn. Hắn trả lời vì ở trường thầy cô cứ bắt phải đọc Rizal và vì phải xem Rizal như là một ông thần của dân tộc nên hắn bị dị ứng. Tôi thất vọng, vì tôi muốn khoe với hắn là tôi đã đọc qua Rizal và rất ư là thích, nhưng tôi không còn hứng để khoe với hắn và không thể kể cho hắn nghe quyển Noli Me Tangere đã làm tôi rung động như thế nào. Tôi tiếc quá. Điều duy nhất níu kéo tôi tiếp tục với quan hệ ấy là được trần truồng hút thuốc và nhìn Einstein. Cho đến khi tôi tìm được sự trơ trụi và trần truồng mới.
Không đâu bạn, tôi không thích sự trần truồng của tình dục đâu, càng không thích nhìn đàn ông khi họ trần truồng bằng dương vật (nhiều lúc họ mặc đồ vẫn trần truồng bằng dương vật được đấy). Có lẽ vì cái dương vật ít khi nó tốt--khi tốt nhất nó là sự ích kỷ; khi xấu nó là bạo lực, là sự tàn ác và ép bức, nên tôi dị ứng với những gì và những ai để dương vật ra đầu. Tôi có khối chuyện để kể về những dương vật khốn nạn, nhưng thôi, nói làm gì đến những thứ xấu xí. Thời giờ với bạn rất quý báu, tôi phải để dành cho những điều tốt đẹp.
Cuối tuần rồi. Trong cuối tuần bạn sẽ ghé thăm tôi không? Tôi hỏi vì thường mọi người rất bận rộn vào những ngày cuối tuần. Vì ít ai làm việc vào những ngày cuối tuần. Bạn không ghé được cũng không sao đâu bạn ạ. Tôi sẽ đi uống cà phê và lê la tìm những góc xó mới, vào tuần tôi sẽ kể bạn nghe, và nếu bạn muốn, sẽ dẫn bạn đến đó.
Một người bạn của tôi có nói với tôi, người ta thường có rất nhiều ý kiến dạy kẻ khác cách sống nhưng ít ai biết được chính họ sống như thế nào. Tôi thấy anh ấy nói đúng, nên tôi chỉ thích sự trần trụi chứ không đòi hỏi nó. Bạn đừng lo, bạn không cần phải trần trụi với tôi đâu, vì sự trần trụi chỉ cần ở một người là đủ. Nó hay như vậy đấy. Nó không đòi hỏi phải có hai cả thể. Chỉ cần một trong chúng ta trần trụi, quan hệ giữa chúng ta sẽ đủ sự thật thà, và bạn, một lúc nào đó, bạn để ý xem, bạn cũng sẽ trần trụi với tôi. Chính bây giờ bạn đã bị trần trụi rồi đấy, chỉ là bạn chưa cho tôi thấy.
Tôi thích sự trần trụi ở mọi phương diện, luôn cả sự trần trụi của thể xác. Bạn có bao giờ trần truồng đi quanh nhà chưa? Chưa à? Phải nên thử. Khi bạn trần như nhộng đi qua đi lại quanh nhà, làm những động tác bạn thường làm như đọc báo, ăn cơm, rửa chén, bạn sẽ cảm nhận được một tự do hoàn toàn, một sự tự do thật riêng tư, không liên quan đến một cá nhân hay đoàn thể nào, chỉ có bạn đang tự do với bản thân mình. Tôi à? Tôi rất thường trần truồng, nhất là vào những ngày trời mưa. Tôi ghét cảm giác phải mặc những mảnh quần áo ướt lên người, chúng cứ bám vào tôi ướt át, làm tôi lúc nào cũng phải ý thức với chúng, phải công nhận sự hiện diện của chúng, nên vào những ngày trời mưa, bạn sẽ không bao giờ thấy tôi mặc đồ. Vã lại, mưa để làm gì nếu không phải để chúng ta hứng? Và tôi thích hứng nước mưa bằng thể xác của mình.
Trước đây tôi có quen một người. Hắn bình thường lắm, thân người thì tương đối vạm vỡ (chổ ấy thì nhỏ tí teo), nhưng tôi rất thích làm tình với hắn vì sau khi làm tình, cả hai đều có thói quen trần truồng đi lòng vòng trong nhà, rồi hắn ngồi xuống trên sofa còn tôi thì nằm gác đầu lên đùi hắn, và chúng tôi hút thuốc. Hắn kể chuyện lung tung về cuộc đời hắn, tôi chả nghe được gì vì còn đang tưởng tượng xem nếu tôi bay ra khỏi thể xác mình và đứng bên ngoài nhìn vô thì sẽ thấy được gì. Sau đó chúng tôi lôi quyển ảnh chụp chân dung của những người nổi tiếng ra xem, tất nhiên là vẫn còn đang hút thuốc (nếu tôi có máy chụp hình để chụp lúc ấy thì ảnh cần có khói thuốc mới vui, vui hơn nếu không có). Tôi thích nhất là Einstein. Mặt ông ấy đầy nét nhăn, nhưng cái đầu tóc bòm xòm làm tôi thích quá.
Dần nó trở thành nghi thức sau những lần mây mưa. Phần nhiều vì nghi thức đó mà tôi tiếp tục làm tình với hắn, vì khi tôi biết được hắn chưa từng đọc qua tác phẩm nào của Jose Rizal, tôi bổng dưng khinh bỉ hắn. Sao bạn lại chưa từng đọc Jose Rizal? Tôi hỏi hắn. Hắn trả lời vì ở trường thầy cô cứ bắt phải đọc Rizal và vì phải xem Rizal như là một ông thần của dân tộc nên hắn bị dị ứng. Tôi thất vọng, vì tôi muốn khoe với hắn là tôi đã đọc qua Rizal và rất ư là thích, nhưng tôi không còn hứng để khoe với hắn và không thể kể cho hắn nghe quyển Noli Me Tangere đã làm tôi rung động như thế nào. Tôi tiếc quá. Điều duy nhất níu kéo tôi tiếp tục với quan hệ ấy là được trần truồng hút thuốc và nhìn Einstein. Cho đến khi tôi tìm được sự trơ trụi và trần truồng mới.
Không đâu bạn, tôi không thích sự trần truồng của tình dục đâu, càng không thích nhìn đàn ông khi họ trần truồng bằng dương vật (nhiều lúc họ mặc đồ vẫn trần truồng bằng dương vật được đấy). Có lẽ vì cái dương vật ít khi nó tốt--khi tốt nhất nó là sự ích kỷ; khi xấu nó là bạo lực, là sự tàn ác và ép bức, nên tôi dị ứng với những gì và những ai để dương vật ra đầu. Tôi có khối chuyện để kể về những dương vật khốn nạn, nhưng thôi, nói làm gì đến những thứ xấu xí. Thời giờ với bạn rất quý báu, tôi phải để dành cho những điều tốt đẹp.
Cuối tuần rồi. Trong cuối tuần bạn sẽ ghé thăm tôi không? Tôi hỏi vì thường mọi người rất bận rộn vào những ngày cuối tuần. Vì ít ai làm việc vào những ngày cuối tuần. Bạn không ghé được cũng không sao đâu bạn ạ. Tôi sẽ đi uống cà phê và lê la tìm những góc xó mới, vào tuần tôi sẽ kể bạn nghe, và nếu bạn muốn, sẽ dẫn bạn đến đó.
Subscribe to:
Posts (Atom)