Tôi ngồi đọc bài cho lớp clinical, đọc cách chăm sóc cho bệnh nhân, từ cách tắm rửa cho đến chảy đầu, tôi cứ mang máng khiếp sợ. Tôi sợ giây phút tôi phải đối diện với quá khứ, với hồn ma ba tôi, với cảm giác tội lỗi tôi vẫn mang trên người về cái chết của ba. Tôi ngồi đọc bài mà cứ ngờ ngợ rằng ba tôi đang mập mờ hiện biến bên mình.
Hai năm trước tôi quyết định đổi ngành làm y tá. Một phần là tôi muốn mình có một xu hướng khác, đỡ mệt và, có thể, kiếm nhiều tiền hơn. Nhưng phần lớn, tôi biết, là vì tôi muốn chuộc tội cho cái chết của ba. Những năm cuối đời ba sống thật khổ sở, trong nhà ít có ai nói chuyện với ba. Lúc trước tôi tâm sự với ba rất nhiều, nhưng từ khi ở Berkeley về, tôi lại có thái độ lảnh đạm, ít nói, càng không thích tâm sự, càng không có nhẫn nại để nghe ba kể chuyện đời mình, một cuộc đời thật dài và nhiều chông gai nhưng tín ra cũng thành quá ngắn. Tôi giận ba, một người đàn ông chuyên lo chuyện to lớn của thiên hạ mà bỏ bê vợ con (lúc còn nhỏ), bỏ má tôi phải sinh đẻ và nuôi con một mình, giận ba bay bướm (má kể), giận ba ích kỷ với má, giận ba không công bình với hai người anh cùng mẹ khác cha của tôi. Khi tôi còn nhỏ, ba là thần tượng của tôi và các em, luôn luôn khuyến khích chúng tôi dùng lý trí, tôn trọng kẻ khác, dùng thái độ bình tỉnh và nhỏ nhẹ để giải quyết tất cả mọi vấn đề. Ba là sự đối lập với những lời chửi mắng thô tục tổn thương của má. Tôi nghe theo ba và bám theo suy nghĩ của ba như đỉa đói. Đến lúc tôi lên đại học, khi đã khám phá ra được những lối suy nghĩ khác, tôi thường cải nhau với ba, nhưng cha con luôn tranh cải trong sự hòa đồng vui vẻ. Ba tôi rất tự hào về tôi. Ba tôi đặt nhiều hy vọng vào tôi. Ông thương tôi nhất.
Khi tôi từ Berkeley về, tôi về với một tâm trạng đen xì, nặng chịt. Tôi trở thành một quả bom biết đi, có khả năng nỗ tung bất cứ lúc nào. Mặt mày tôi lúc nào cũng lầm lì, khó chịu. Tôi nhận làm thư ký cho nhà thờ với hy vọng rằng khi gần Chúa tôi sẽ được cứu rỗi. Nhưng trớ trêu là khi làm việc cho nhà Chúa tôi mới thấy hình như Chúa không ngự ở đó. Chỉ có ông cha xứ huênh hoang, rỗng tuếch, lạm dụng tiền dân dâng cúng làm của riêng, biến cái nhà thờ thành như của nhà ông ấy, sài tiền phung phí vô trách nhiệm. Tôi thất vọng ê chề, nỗi thất vọng tôi đỗ lỗi cho một hệ thống văn hóa bệnh hoạn, kỳ thị, nhất là kỳ thị giới tính, một hệ thống văn hóa chuyên dành ưu tiên cho đàn ông và cái dương vật. Tôi cũng đỗ lỗi cho ba, vì ba tôi cũng được rất nhiều quyền lợi trong cái văn hóa miệt thị phụ nữ này. Càng ngày tôi càng xa lánh ba và gần gủi với má. Tôi nghe và hiểu cho má nhiều hơn. Tôi thông cảm với những khổ tâm và bực tức của má. Tôi cũng phẩn nộ trước những phẩn nộ của má. Tôi tự cho mình như vậy đã thấu hiểu được chuyện đời.
Nhưng tôi còn non dại lắm. Tôi đâu biết được rằng cuộc sống rất phức tạp, và con người càng phức tạp hơn. Không ai sống mà không có mâu thuẩn, ít hay nhiều, chúng ta ai cũng là kẻ đạo đức giả. Tôi bị quá nhiều cú sốc, vì mất bạn, vì mất tự tin, vì mất niềm tin, tôi mất sự bình tỉnh và khả năng suy nghĩ. Tôi chỉ biết phản ứng. Và phản ứng của tôi lúc đó là tránh né ba tôi, tránh nỗi buồn và sự cô đơn khổng lồ của ông. Tránh cái quyết tâm sống, bằng mọi cách, phải sống, của ông. Cho nên ông cô đơn lại thêm cô đơn, đau lại thêm đau. Có một lần, khi tôi chở ba đi lọc máu (ba bị bệnh tiểu đường trầm trọng, bệnh đã hủy mất khả năng hoạt động của thận nên ba phải đi vào bệnh viện để lọc máu), ba ngồi kế bên kể chuyện xưa xửa cho tôi nghe, thấy tôi cứ im lặng không nói gì (đã bao nhiêu ngày tôi không lên tiếng), ba nói, "Sao ba cứ như đang nói một mình trong sa mạc." Ba đang trách tôi, tôi biết. Nhưng lúc đó miệng tôi đã bị một cái lực vô hình khâu lại, tay chân tôi như bị trói chặt bên người. Tôi không mở được lới an ủi ba. Tôi không nắm lấy tay ba để ba biết con gái của ba vẫn còn hiện diện trong cái xác tưởng như không hồn đó.
Thời gian đó là thời gian cực đoan. Tôi cứ nghĩ, người ta có thể dùng ý chí để khuất phục tất cả. Cho nên khi ba lén ăn kẹo, hay ăn thức ăn mặn, hoặc uống những thứ bác sĩ dặn phải kiên, tôi bực bội, cho đó là sự yếu đuối và bê tha, là buôn xuôi, không nỗ lực khuất phục bệnh tình. Thật ra ba tôi rất cố gắng, luôn tìm cách để chửa trị bệnh cho mình. Đi bác sĩ tây rồi thì bác sĩ ta. Uống thuốc nam xong rồi uống thuốc bắc. Đi bộ tập tay, rồi tập thiền, tập tai chi, luôn cả việc tuyệt thực ba cũng thử (tuy không được lâu). Tất cả những cố gắng của ba tôi đều cho là không thực tế, là cuộc chạy trốn hiện thực. Tôi đâu biết cái bệnh nó mãnh liệt khủng khiếp đến thế, nó có thể bóp méo và biến dạng cái người đang bị nó hoành hành.
Suy nghĩ cực đoan thiếu hiểu biết và thiếu vị tha này là mối hối hận suốt đời của tôi. Đêm hôm đó đường trong máu ba xuống quá độ, ba mất sức, đứng không nổi. Ba kêu tôi đi mua sửa cho ba. Tôi bảo, ba không thể uống sửa đó vì nó có rất nhiều potassium và phosporous, rất nguy hiểm. Ba tôi bực tức la lên, "Ba cần đường! Tại sao không cho ba sửa?! Tại sao?!" Tôi hỏi ba, "Vậy ba không sợ vô nhà thương à?" Ba nói, "Không sợ." Tôi lại hỏi, "Thật không?" Ba tôi lập lại, "Ba không sợ!" Tôi nhìn ba, không biết là nên chìu ba hay giữ lập trường của mình. Ba tôi đi vòng vòng trong phòng khách, vừa đi vừa kêu lên, "Giê-su ơi, sống sao khổ như vầy! Giêsu ơi, cho tôi chết! Giêsu ơi, cho tôi chết!" Tôi cho rằng ba tôi lại đang đóng kịch nữa rồi, ba tôi có tánh rất cải lương, nhất là những năm ba bệnh, nên tôi im lặng không nói gì. Tôi nghĩ, phải dùng kế. Tôi lợi dụng tình thương con thương cháu của ba để ba không đòi uống sửa nữa. Tôi nói, "Trời tuyết trơn như vậy, con lại sắp sanh, con mua sửa cho ba cũng được, nhưng lỡ con té, em bé có chuyện gì thì sao?" Ba tôi im lặng một hồi, rồi ba hỏi, "T đâu? Nó đâu? Kêu nó đi mua." T không chịu đi, ba giận lắm, đuổi tôi và T ra khỏi nhà. Tôi nghe ba đuổi, cũng giận lên, đi thì đi. Ra khỏi nhà chừng năm mười phút, tôi lo lắng nên bảo T ghé chợ, tôi vào mua sửa rồi về nhà. Khi tôi về không thấy ba đâu, kêu ba ơi, ba ơi, nghe ba từ dưới basement kêu lên, ba đây, quân hả, ba bị té, ba bị té. Tôi xuống thấy ba chảy máu mủi rất nhiều, mặt mày bầm tím, đồ đạt dưới hầm cũng hỗn loạn. Tôi dìu ba ngồi lên ghế, lau máu cho ba rồi hỏi ba thế nào. Ba bảo, ba bị té, ba đang nằm võng bị té đập mặt, ba không nhớ gì hết. Tôi gọi ngay xe cứu thương, người ta tới tròng vào cổ ba cái kneck brace, cột ba lên stretcher rồi chở ba vào nhà thương. Vào phòng cứu cấp ba cứ kêu tên tôi, tôi vẫn không thể đến gần nắm tay ba được, chỉ ngồi một góc phòng để mỗi lần ba gọi, quân ơi, quân ơi tôi trả lời con đây. Ba không thích cái neck brace. Ba cứ cào vào nó, kêu tôi bảo bác sĩ tháo nó ra, ba thấy rất khó chịu. Ba la khóc, kêu van bác sĩ y tá, xoay người liên tục. Bác sĩ không cho ba về, bảo ba có máu đọng trong não, phải vào mỗ lấy máu ra ngay. Trong lúc chờ có phòng trống để ba nhập viện, ba nói với tôi, biết trước như vậy ba không theo con qua Mỹ, ba qua Mỹ là để lo cho các con, mà giờ này...biết trước như vậy ba không theo các con qua Mỹ. Tôi bực mình, không phải ba thường nói với con là ba qua Mỹ để làm việc lớn hay sao? Ba tôi im lặng, không trả lời. Đó cũng là lần cuối ba nói chuyện với tôi.
Sau đó ba tôi vào phẫu thuật và má vào nhà thương để lo cho ba. Ba bắt đầu nói chuyện mơ hồ không tỉnh táo như trước. Ba nói với má, thôi, bà ơi, tôi với bà về Việt Nam sống, tôi đạp xích lô nuôi vợ. Má tôi cười. Hai vợ chồng sống với nhau hai mươi mấy năm, không lúc nào không cải nhau, không chửi bới bực bội với nhau, vậy mà tới lúc gần đất xa trời, ông đòi đạp xích lô nuôi bà. Những ngày cuối ở nhà thương, ba chỉ nói chuyện với má. Má hỏi ba có muốn nói chuyện với tôi không, ba nói, giọng buồn rầu, gần như là bỏ cuộc, một chử thật nhẹ nhàng và ám ảnh, thôi. Lúc đó mắt ba đã không thấy được nữa. Và ba cũng dần dần mất lý trí. Y tá phải nịt ba xuống giường bệnh vì ba cứ cào bứt các sợi dây dẫn thuốc và miệng thường la to, cứu tôi với, cứu tôi với, quỷ, quỷ, quỷ nhiều quá, hai ơi, hai ơi, quỷ nó đang kéo anh. Hai là tên của má tôi. Đến hôm y tá dời ba qua phòng lọc máu, giửa chừng ba bị đứng tim. Bác sĩ chạy vào cấp cứu, đến 15 phút sau ba mới có hơi thở. Nhưng ba đã bất tỉnh và không tự thở được nữa.
Lúc đó tôi đang nằm trên bàn đẻ. Chiều ngày 5 tây tháng 3. Âm hộ tôi đã nở hơn 5 inch mà vẫn chưa đau bụng nên bác sĩ phải thọc bể bọc nước để kích thích cho em bé ra. Em bé ra gọn ghẽ và dễ dàng. Bác sĩ đùa, nào, bây giờ thở một cái cho em bé ra nào. Không ngờ nó như vậy thật, tôi hít vào một hơi dài rồi thở ra thật mạnh, em bé đã vọt ra không cần ai lôi kéo. Tôi nằm trong phòng đẻ không hơn một tiếng đồng hồ. Sau đó y ta đưa tôi về phòng dưỡng. Chưa đầy một giờ đồng hồ sau, điện thoại tôi reo. Bác sĩ ở bệnh viện nơi ba tôi nằm gọi báo rằng ba đã hôn mê bất tỉnh và sắc xuất hồi phục của ba rất thấp, hầu như không có vì tim đã ngừng đập hơn 15 phút. Trong 15 phút đó các tế bào và bộ phận trong cơ thể không có oxy, bác sĩ không có hy vọng ba sẽ hồi phục.
Không hiểu sao lúc đó tôi bình tỉnh vô cùng. Tôi gọi cho má. Cho các em, báo cho tụi nó về ngay. Sau khi suất viện, T ở nhà trông em bé còn tôi đến thăm ba. Tôi thấy ba nằm với cái máy, thấy nét mặt ba bình yên vô cùng. Má kêu tôi đến nắm tay ba, nói với ba con xin lỗi, nếu con có lỗi gì ba tha lỗi cho con. Tôi đến gần, chạm đến bàn tay gầy gộc, lớp da dầy cằn cỏi bao bọc bộ xương yếu ớt, tôi hốt hoản, bật khóc. Tôi khóc nứt nở, khóc như chưa từng được khóc. Tôi khóc như thể nước mắt sẽ chuyên chở hết những điều tôi muốn nói với ba, những lời xin lỗi, những tình thương và an ủi mà sự ích kỷ của tôi đã kiềm hảm. Nhưng nước mắt của tôi không thấm vào đâu. Chúng chỉ rớt xuống cái nền nhà lạnh lùng.
Bây giờ tôi học làm y tá. Tôi nuôi hy vọng rằng khi tôi chăm sóc cho bệnh nhân, tôi sẽ có thể chuộc một phần cái tội bất hiếu của mình. Và nếu tôi hằng ngày đương đầu với cái chết, tôi sẽ thôi nằm mơ thấy đôi mắt ba tôi đau đớn kêu xin.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteBạn đừng tự dằn vặt mình như vậy. Ở một thế giới khác ba của bạn cũng không trách bạn vì điều đó đâu.
ReplyDeleteNgày xưa mình không cho ba mình uống bia rồi đến bây giờ thấy mình ngu quá mạng.
mình đọc ngấu nghiến câu chuyện từ đầu đến cuối. thấy hơi thở của reality. sự xung đột giữa 2 thế hệ đặc biệt nếu 1 trưởng thành ở VN và 1 ở Mỹ. trong The Boat, Nam Le có đề cập đến ý này khá hay.
ReplyDeletecũng không hiểu tại sao tui lại tin chuyện này là thật? am i right?
hehe, i am not complicated and I am easily fooled by someone complicated.
Người lạ vừa đến blog tôi: :) bạn vui tín quá. đi nhậu mà có bạn chắc sẽ rất ư là khoái chí!
ReplyDeleteAnh Lừng ơi, anh nhẹ dạ dữ vậy hở? hình như Nguyễn Huy Thiệp có một truyện ngắn nói về sự nhẹ dạ, trong đó có khúc: "tôi nhẹ dạ/ anh nhẹ dạ/ và em, em nhẹ dạ quá chừng." let's be easily fooled together! :)
I also read Nam Le's collection of shorts, "The Boat." Cái truyện hắn viết về ba hắn làm em rợn óc, đọc nửa chừng không đọc nữa, vì sợ...sợ cái truyện của hắn sẽ cướp đi cái chuyện của mình. Chuyện mình là thật, unfortunately.
Tình cờ đọc được bài này của bạn. Ai cũng có sai lầm trong đời, quan trọng là ta nhận ra điều gì tốt đẹp sau sai lầm hay không. Bạn đã thấy rằng mình quá hà khắc với ba, nhìn nhận sự việc không bình tĩnh thì đó là điều rất tốt. Để từ nay bạn sẽ không mắc sai lầm đó nữa. Ba bạn ra đi ròi, cũng là một sự giải thoát khỏi đau đớn, chắc giờ ông đang mỉm cười khi thấy bạn đã nhận ra sai lầm và bit sống tốt hơn đấy.
ReplyDeletemình nghĩ câu truyện thực theo chừng mực bạn muốn, đó là cái tài của bạn :)
ReplyDeleteour reality now is constructed by qt :) but i somehow believe. Em, em nha da qua chung...
ReplyDeleteyep, nhẹ dạ lắm em ạ. chính vì vậy mới phải hỏi cho chắc chuyện này là thật hay phịa.
ReplyDeletecũng chẳng kém Nam Le, hehehe.
*Titi: sai lầm thì nhận biết rồi, nhưng còn việc sống tốt hơn thì mình cũng chưa biết. :)
ReplyDelete*chi So ơi, em nghĩ nếu mình có tài thì đích thực là cái tài nói dóc. :)) và đặc biệt là khi được nằm trên đi văng làm bằng sách mềm, nói dóc lại càng hào hứng hơn! hehe.
*bạn Quý ơi à, itsn't it more like my reality is made better by yours? :)
*anh Lừng nói vậy là đâu có nhẹ dạ đâu, khôn gần chết mờ. :)
Không có comment gì về câu chuyện hết, chỉ góp ý chút xíu về tiếng Việt thôi.
ReplyDelete"Lúc trước tôi tâm sự với ba rất nhiều, nhưng từ khi ở Berkeley về, tôi lại có thái độ lảnh cảm, ít nói" --> chỗ này chắc Q định nói là lãnh đạm (indifferent); chớ còn "lãnh cảm" là having no sexual desire/pleasure đó!:)
Đọc cảm động lắm
ReplyDeleteanh GM: trời! một sai lầm tai hại! cảm ơn anh nhắc dùm. (another lesson i will never forget. :)
ReplyDeleteanh Phú: thank you. :)