Tuesday, February 23, 2010

much ado

Tình yêu đến lúc tàn thu,
không ai để ý,
đột ngột buổi chiều thiếu nắng.
Nó rớt xuống đường lẻ loi.

The Bourgeois Pig

(Cho bạn nào tiểu tư sản, hehe)

Quán Bourgeois Pig nằm ở khu Lincoln Park; khu này giàu, không có người nghèo ở đây. Chắc vì vậy mà chú chủ quán mới chọn cho nó cái tên bourgeois pig, funny guy. Hồi xưa là một căn nhà hai tầng, lầu trên có một cái phòng trang trí như nhà ở (except with a lot of chairs and tables). Tôi thích cái quán này, vì cái tên vui, vì không khí cũ kỹ, vì những khung cửa sổ cao, vì những thứ linh tinh lộn xộn đặt đầy quán. Cà phê ở đây uống được, không ngon bằng Intelligentsia. Rất có thể mở một cái quán như vầy, nhưng cà phê thì ngon hơn trăm lần, tất nhiên rồi.













Viết cho tôi

Đừng viết cho tôi dòng chữ nào hết,
Tôi sẽ đọc chúng như con mèo nhung,
Liếm láp từng chữ, từng chữ một.

Monday, February 22, 2010

Im lặng

Còn có thể nói gì về sự im lặng
Ngoài việc tôi muốn bóp cổ nó.

Rồi gào thét giẫy giụa như giun.

Cà phê Intelligentsia

Quán cà phê Intelligentsia, Lakeview neighborhood. Very hip and happening. Cà phê ở đây nổi tiếng Chicago, rất ngon, very smooth and bodied, có điều hơi mắc so với những quán khác. Không khí thoải mái, trẻ trung. Barista thì tùy người, cái anh barista dưới đây hiền và dễ thương, tay săm ngoằn ngoèo, nhìn rất oách. Intelligentsia ở Chicago có đến 3 quán. Bạn nào có ghé qua phải nên đi ngồi ở đây để gọi là.







Sunday, February 21, 2010

Mầu nhiệm của Chúa

Mầu nhiệm của Chúa
là một tình yêu rộng lượng đến vô cùng
để những linh hồn tưởng đâu thối nát
trong sự hèn mọn tầm thường
cũng trỗi dậy khoảnh khắc tinh khôi

con cáo già
trong thánh đường cũng có quyền khoác áo mạ rồng
bệ vệ, oai phong
vì trong thánh đường nhìn quanh
chỉ có hắn

và tình yêu rộng lượng đến vô cùng.

The art show

I read something about your show,
and how you said there seems to be a lack of space.
It reminds me of our winters in Berkeley,
Where we huddled by the bell tower for warmth
And looked towards each other
for signs that we are alive.
I remember telling someone it was a phenomenon.
I think she misunderstood.
The event is so much more interesting than the person,
the limitations of space, like
a beauty shop in the attic,
an exhibition in the kitchen of someone else's dream,
And I wonder, if space isn’t enough to show a tree
How does a room know when it has been to the sea?
In a woman?
In her belly?
Or a pair of feet desperate to step on water again?

Thư gửi nhà thơ đã mất

Hơn 3 năm trước tôi đang trong giờ làm thư ký nhà thờ (hình như là đang edit bài giảng của ông cha xứ, mostly grammar, there was no content), nhận được thư từ một người bạn báo Thanh Tâm Tuyền vừa mất. Tôi buồn kinh khủng, vì lâu nay vẫn nuôi hy vọng sẽ có cơ hội gặp ông và được trò chuyện với ông, tôi muốn học hỏi thật nhiều thứ ở ông. Muốn đi đám tang, nhưng lúc đó không có tiền, đi lại bất tiện nên đành ngồi nhà. Chừng nửa năm sau có dịp dự đám cưới một người bạn ở St. Paul, đám cưới xong tôi chạy ngay ra nghĩa trang. Đến viếng thăm mộ bia của ông ấy vào một ngày trời nắng. Không biết ngày hôm ấy có được “vang vang trời xuân” không?

Thư viết sau lần thăm viến đó.

Thưa chú Tâm,

Tôi ngông cuồn cho rằng tôi sẽ là người làm cho thơ chú sống lại (hồi đó mới đọc Barthes nên cứ đinh ninh rằng đọc giả là trời), nhưng tôi quên nó đã không bao giờ chết. Và sự mạo nhận đó mới là cái chết của tôi. Tôi đến thăm bia mộ chú để hoàn thành một lời hứa với bản thân, để làm quen với một người trước giờ tôi chỉ có thể đứng đằng xa nhìn, mà tương tư, mà nhung nhớ. Cái chết của chú là cái chết của niềm hy vọng rằng một ngày nào đó, tôi sẽ có thể gặp được chú, và tôi sẽ cùng trò chuyện với chú, và chú sẽ kể tôi nghe những bí mật về sự lạnh nhạt và vật vã của những con người cô độc thời chiến.

Xem ra, quan hệ giữa tôi với chú là quan hệ của những sự sống và sự chết.

Tôi không gặp chú được khi còn sống, thì cứ đến thăm chú lúc đã chết, như khi tôi cầu nguyện với Chúa Kitô tôi đầy tự tin, chấp nhận hết những hèn nhát và khiếm khuyết của mình vì tôi chắc rằng Chúa đã biết như thế nhưng vẫn thương tôi hèn mọn. Chú, khi chết, cũng thế, để tôi có thể tiếp tục sống bình an.

Chú Tâm ơi, tôi nhớ chú biết chừng nào.

Tôi tưởng tượng hình như mình đang gặp được chú trong ánh mắt của những người tôi chưa từng quen biết nhưng lại nhận ra họ. Như tôi đang còn sống nhưng vẫn nhận ra cái chết khi nó đi ngang.

Tôi tin rằng ở Thiên Đường có dành chổ riêng cho các nhà thơ mà tôi thích, và biết đâu, nếu tôi sống tốt, khi chết đi sẽ được ngồi nghe họ kể về thơ mình.

Xin chào biệt chú. Mong chúng ta sẽ có ngày gặp lại.

Quân.

Nơi đây thời gian

Nơi đây thời gian không nhúc nhích,
chỉ có kim đồng hồ tích tách tích tách
gạt từng buồn gió lạnh vào buổi chiều
lẳng lơ.

Nó như cỏ dại, cứ rải rác mọc
mọc hoài, mọc hoài.

No comment

Ngày này đê mê miếng thịt đứt
Từ móng chân
ngấm ngầm thõa mãn cơn nhức nhối
đã đẩy mình qua khỏi ngưỡng...

Tsk, vẫn cứ chảy thây như trước giờ,
ngay cả cơn thủ dâm gà gật cũng chẳng giúp được gì
cho thôi thúc bệnh hoạn của thèm muốn đã thành đá
(một lớp trầm tích mới trong địa tầng ý tưởng thiên tài rởm,
một kiệc tác của những cái mông,
những mẫu đỏ đen châm chấm như mưa confetti.)
à, ra chỉ là ao ước cùng cực và ảo tưởng nữ tính bội thực.

Saturday, February 20, 2010

Từ cuộc hành trình

Hồi chiều ngồi trên xe đã suy nghĩ tới điều gì, bây giờ quên mất rồi. ...

À, nhớ rồi, là một chuyến đi. Tôi kể bạn nghe về một chuyến đi. Và một câu chuyện tình (vâng, lại là chuyện tình; tôi thích cái đề tài này và cứ lòng vòng với nó).

Chuyến đi xẩy ra vào những ngày giữa mùa hè, khi năm học vừa hết. Ba gọi, hỏi tôi hè này có về nhà không. Tôi ở lại trường cũng không làm gì, nhất định là sẽ không viết được thêm chữ nào cho cái luận án cao học của mình, nên tôi nói với ba tôi sẽ về, về thăm nhà, thăm ba má. Ba tôi mừng lắm, hỏi tôi về bằng gì, và khi nào về. Tôi tín lại số tiền trong nhà bank của mình chắc chỉ còn đủ cho tôi đi xe bus, mất thời gian nhưng cũng là dịp nhìn xem phong cảnh chung quanh. Tôi nói với ba, con sẽ đi greyhound về, chắc tuần sau đi. Ba nói, ừ, ba má đợi con.

Tôi thấy hứng khởi với kỳ về thăm nhà này. Nói chung là tôi hứng khởi trước tất cả những chuyến đi, hễ được đi là tôi khoái, không cần biết đi đâu. Kỳ này đặc biệt hơn vì tôi chưa từng đi xe bus đường dài như thế, và sẽ ghé qua những thành phố làng xã mà tôi chưa từng biết tới. Xe bus khởi hành từ Oakland, California, sáng hôm thứ 2, chạy về phía đông hơn 3 ngàn miles, hình như là 3 ngày hai đêm, tới chiều thứ 4 thì về tới Chicago. Tôi mang theo một ba lô nhỏ đựng đồ mặc và cái backpack đựng sách vỡ của tôi, cùng với một chai nước và một ổ bánh mì lát honey wheat.

Từ chuyến đi này tôi được làm quen với hai người. Người đầu tiên là một chàng thanh niên người Mễ, tôi bắt chuyện với anh từ trạm Salt Lake City, Utah, anh ngồi sát ghế tôi. anh vào Mỹ bất hợp pháp, không có giấy tờ để đi làm nên mấy năm nay anh làm mướn cho một chủ ruộng ớt ở Cali. Anh kể, công việc rất mệt, không phải vì anh làm việc nặng mà vì phải cuối xuống gần sát mặt đất để hái những trái ớt vừa chín tới, dưới cái mặt trời hình như lúc nào cũng oi ả. Người ta hái ớt ở đây từ tháng 6 đến tháng 9, mỗi một thùng ớt hái được (khoảng 30.3kg) người ta trả cho anh 55 cents. Tưởng tượng đi, một ngày bạn có thể hái bao nhiêu thùng ớt? Còn vào những tháng khác, anh làm gì? Thì hái, lặt những thứ khác. Anh bảo anh có người bà con ở Chicago, kêu anh về ở chung với chị ấy, chồng chị ấy sửa nhà, anh có thể theo giúp. Tôi hỏi anh, anh còn gia đình ở Mexico hả? Anh bảo, còn mẹ và hai đứa em. Ba mất hồi anh còn nhỏ, tai nạn trong sở làm, sở không có đền bảo hiểm gì cả, mẹ anh giặc đồ mướn, anh ra đi làm từ lúc 12 tuổi, 3 năm trước theo người bạn vượt biên giới qua Mỹ cho đến giờ, hàng tháng gửi về cho mẹ và các em được 2,3 trăm đô, khoảng chừng 3/4số tiền lương của anh. Tiếng Anh của anh rất ít, nên để hiểu được nhiêu đó anh phải dùng nhiều cách diễn tả, chúng tôi nói chuyện thật lâu. Tôi ngồi nghe anh kể mà nghe bụng anh kêu rào rào. Tôi bật cười, mời anh mấy miếng bánh mì honey wheat tôi mang thao. Anh ngập ngừng, chắc vì thấy ngại không muốn nhận đồ của người lạ, nhưng tôi nói, ăn đi, tôi còn nhiều, anh cũng cầm lấy. Chúng tôi im lặng vừa nhai bánh mì vừa nhìn ra cửa sổ. Xe bus chạy qua những cánh đồng khô, không biết ở đó trồng gì, trời cũng choạng vạng tối, đường thôn quê không đèn đuốc gì cả nên có nhìn cũng không biết mình nhìn gì.

Khi tới Laramie, Wyoming, xe dừng lại cho hành khách đi vệ sinh, ăn uống, và cho bác tài nghỉ ngơi chút lát trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Tôi xuống xe, mua hai chai nước, tôi một chai anh một chai. Anh cười, như ngại ngùng, như mắc cở. Tôi cũng cười, không cười không biết làm gì. Xe vừa tiếp tục chạy được mười, mười lăm phút thì tôi bổng thấy khó chịu, muốn nôn mửa. Tôi lật đật chạy lên đầu xe, nói bác tài ơi làm ơn dừng xe dùm tôi, tôi không xong rồi. Bác tài thấy điệu bộ chắc không xong thật nên dừng xe ở một cây xăng (hình như là cây xăng duy nhất trong vùng). Tôi xuống xe chưa hơn hai bước đã hụa một dàng, mặt mài tái mét. Bác tài xuống xe, lấy hai cái ba lô đồ của tôi xong thì bác bảo, vào trong gọi cảnh sát tới, có nhà thương gần đây, tôi phải chở các hành khách khác, cô cứ ở lại khi nào khỏe thì đón chuyến kế tiếp tại đây. Rồi xe tiếp tục lên đường, bỏ tôi đứng ở giửa cây xăng lờ mờ, vừa muốn hụa vừa muốn khóc. Tôi vào bên trong, vừa định gọi cảnh sát thì thấy có bác taxi chạy tới, tôi hỏi bác có nhà thương gần đây phải không, bác bảo ừ, tôi lên xe, chạy vài phút đã tới. Vào nhà thương y tá tiêm cho tôi một bao nước biển, chị y tá thật dễ thương, vừa gắn IV line cho tôi vừa nói, đừng lo, không sao đâu, cứ nằm nghỉ ở đây, sáng mai dậy sẽ khỏe lại và đi tiếp. Tôi nhếch miệng, muốn cười nhưng không cười nổi nữa, lim dim rồi ngủ mất tiêu lúc nào không biết.

Sáng dậy khỏe rồi, bác sĩ ký giấy cái rẹt, tôi lại leo lên xe, tiếp tục về Chicago. Chuyến xe này ít người hơn, tôi ngồi một mình trên nguyên dải nghế. Xe chạy ngang một cái làng nhỏ, cũng ở Wyoming. Một hành khách mới lên xe. Bà từ từ đi xuống phía sau xe, tới nghế tôi thì bà ngồi xuống. Tôi đang nhìn ra cửa sổ, suy nghĩ mông lung gì đó về người bạn không kịp chia tay của tôi nên không để ý bà khi bà ngồi xuống kề bên. Bà lên tiếng chào tôi, làm tôi giựt mình. Chúng tôi cười nhau, chào hỏi nhau vài câu. Bà nhìn chừng đâu 60, trông rất khỏe. Bà bảo bà thường bắt greyhound từ Laramie đến thành phố cách đó 40 phút để thăm con gái và hai cháu. Bà ở một mình, chồng mất cách đây mấy năm nên ở nhà buồn lắm. Không hiểu tại sao, bà bất chợt nhìn tôi hồi lâu, rồi mỉm cười bảo tôi, tôi kể cho cô nghe một câu chuyện tình nhé. Tôi thì khoài rồi, chuyện gì chứ chuyện tình thì tuyệt vời!

Bà kể hồi đó, phụ nữ học đại học cũng nhiều lắm, nhưng chỉ có đàn ông mới làm giáo sư được thôi. Năm đó bà học năm thứ hai đại học, ngành văn. Bà kể, bà mê ông giáo sư dạy lớp văn Mỹ, nhất là khi ông ấy giảng về Ralph Waldo Emerson, làm bà mất hồn. Lúc ông giảng về Emerson, mắt ông trong vắt nhìn vào một nơi nào đó xa lắc, làm bà cảm giác cứ phải đinh ninh rằng có một thế giới bí mật khác mà chỉ mình ông giáo sư ấy biết. Kể đến đây mắt bà nhìn ra cửa sổ, như thể bà đang ngắm nhìn đôi mắt trong veo và xa xăm của ông giáo sư kia. Bà kể, tôi mê ông ấy lắm, nhưng ông ấy là giáo sư, làm sao tôi dám lên tiếng. Mãi đến năm sau, khi tôi học năm thứ ba, một hôm tôi và một người bạn gái vào thư viện mượn sách. Tôi đang viết một bài luận văn về Emerson nên đến nơi để sách của ông ấy, tôi đang đứng bên đây kệ tìm sách, nhìn qua bên kia thì thấy một cái lưng đàn ông, nhìn quen quen. Người đàn ông ấy đang ngồi, quay lưng về phía tôi, tôi nhìn không rõ lắm. Chợt ông ta đứng dậy, tay đang cầm một cuốn sách đưa nó về cái chổ trống nơi tôi đang nhìn trộm. Cô biết không, thì ra là ông giáo sư của tôi đấy. Tôi chắc lúc đó mặt của tôi đỏ hừng. Không hiểu bằng cách nào mà tôi đã mĩm cười được và nói chuyện với anh ấy. Sau này nhớ lại thì hình như lúc đó hai vành tai của anh ta cũng đỏ không kém hai má của tôi, nhưng lúc đó tôi chả để ý được điều gì, anh ấy nói gì tôi cũng không nhớ được, chỉ nhớ tim tôi đập thình thịch, chỉ nghe được tiếng ồn duy nhất là nó. Sau đó hôm nào tôi vào thư viện cũng đến chổ Emerson ngồi, và hôm nào cũng thấy anh đã ngồi sẳng ở đó trước. Chỉ có vậy. Chúng tôi không có hẹn hò, vì tôi còn là sinh viên và anh là giáo sư của trường. Cái ngày ngay sau ngày ra trường là ngày hạnh phúc nhất đời tôi, vì đó là ngày chúng tôi cưới nhau. Anh ta không có gia đình, tôi chỉ có mẹ già, nên chúng tôi đến city hall, làm lễ cưới trước mặt quan tòa, vậy thôi. Cho nên tôi cứ nói với các con, thư viện là một nơi kỳ diệu, và đọc Emerson rất ư là có lợi. Tôi cười, vâng, quả thật thư viện và Emerson đều kỳ diệu. Rồi bà nhìn vào mắt tôi, bà nói, cho nên cô đừng lo, đừng nóng lòng, người ấy sẽ đến, cô phải kiên trì, cái người mà cô đang đợi ấy, anh ta rất thích đọc sách, ít nói, hay trầm tư, rất cứng rắng và cương quyết, cô phải đợi, đừng vội vã, cứ đợi, anh ta sẽ đến, những người như thế họ bước những bước rất chậm cô ạ, không nóng lòng được đâu. Tôi sững sờ, không biết trả lời bà như thế nào. Sao bà biết được tôi đang đợi ai? Sao bà biết được người ấy như thế nào? Thì vâng đại vậy. Nên tôi cứ trả lời cho qua, vâng, những điều tốt thường đến với kẻ nào chịu đợi. Bà lắc đầu (có phải là bà đã lắc đầu hay là trí nhớ tôi thêm bớt?), bảo tôi thêm lần nữa, cô đừng quên lời tôi nhé. Rồi xe dừng lại, đã tới Lake Springs. Chúng tôi chào chia tay rồi bà xuống xe. Cô con gái đang đợi ở cửa trạm xe bus, đứa cháu ngoại đứng kế bên mẹ nó, tóc vàng hoe như bà ngoại. Bà vẫy tay chào tôi lần nữa trước khi xe lăn bánh tiếp tục cuộc hành trình.

Về tới Chicago tôi đã mệt đừ. Chuyến đi hơi dài. Ba má thấy tôi về thì mừng lắm, nhưng ba càng ngày càng yếu quá, chỉ còn da bọc xương. Mới có nửa năm mà ba đã yếu đi hẳn, đi đâu cũng phải dùng gậy. Tôi bận bịu việc nhà, rồi trở lại trường, quên bẳng lời nói của người bạn già. Đến bây giờ mới bổng dưng nhớ tới chuyến đi và lời khuyên ấy, thành ra lời khuyên của bà đã thành vô dụng. Xin lỗi người bạn ấy. Chắc lúc cho tôi lời khuyến đó chính bà cũng biết tôi sẽ không nhớ kịp.

word of the day

hmm, hình như lại sắp lên cơn khùng. muốn chửi tục, quăng một câu tè tục tiểu ra cho đở bực mình. for example, fuck. không phải fuck you. cái đó nghe chán chán. phải là fucking a. just fucking a. or, fucking shit. and, fuck fuck fuck. or just fuck sounds good too. fuck--it's the most flexible word in the english language. it can transform itself into any and all parts of speech:

Fuck is an English word that is generally considered profane, that in its most literal meaning refers to the act of sexual intercourse. However, by extension it may be used to negatively characterize anything that can be dismissed, disdained, defiled, or destroyed, and it is due to the convergence of these two weighty concepts (sex and destruction) that the term can carry such overloaded emphasis,[citation needed] although it is frequently used as a mere intensifier.

"Fuck" can be used as a noun, verb, adjective, adverb, pronoun, or interjection and can logically be used as virtually any word in a sentence (e.g. "Fuck the fucking fuckers"). Moreover, it is one of the only words in the English language which could be applied in the middle of a word (e.g. "Am I sexy? Absofuckinglutely!") It hence has various metaphorical meanings. The verb "to be fucked" can mean "to be cheated" (e.g. "I got fucked by a scam artist"), or conversely, to be sexually penetrated. As a noun "a fuck" or "a fucker" may describe a contemptible person. "A fuck" may mean an act of copulation. The word can be used as an interjection, and its participle is sometimes used as a strong emphatic. The verb to fuck may be used transitively or intransitively, and it appears in compounds, including fuck off, fuck up, and fuck with. In less explicit usages (but still regarded as vulgar), fuck or fuck with can mean to mess around, or to deal with unfairly or harshly. In a phrase such as "don't give a fuck", the word is the equivalent of "damn", in the sense of something having little value. In "what the fuck", it serves merely as an intensive. If something is very abnormal or annoying "this is fucked up" may be said
(Wikipidia.org)

so, after thinking about the word fuck and then getting bored with it, you'd probably want to throw everything out the window, including this laptop that you've been using to read about the word fuck and say, FUCK THIS!

and then do what? get something to eat, i supoose. either that or slam your head against the wall. which would hurt. so you're better off just getting something to eat. preferably something fatty and definitely not good for you. so, let me go do that now, fucking a.

good morning heartache, sit down.

buồn quá. buồn quây buồn quẩn. buồn trời chả nắng, sáng không thèm dậy, không biết làm gì thôi đi dọn nhà. buồn như vầy nè:

Thursday, February 18, 2010

Những suy nghĩ tùy tiện

Để trả lời câu hỏi của em, tại sao chị đọc thơ (chi vớ vẩn):

Chị đọc thơ vì chị lười. Tiểu thuyết thì quá dài; truyện ngắn cũng nhiều chữ . kiểu nào cũng mòn tay mỏi mắt.

Chị đọc thơ vì chúng ta lớn lên nghe nhạc sến, thành ra chị sến sền sệt.

(Frere Jaques, frere Jaques, dormez-vous? dormez-vous? Em có thể tìm được bài hát này trong tập truyện của Edwidge Danticat, nhà văn từ Haiti . Người đàn bà trong truyện nhất định là chị em sinh đôi của má chúng ta, cùng một ngôi sao chổi.)

Chị đọc thơ vì chị muốn giử lại những mảnh vụn .

Chị đọc thơ vì mỗi ngày chị thích chỉ một chữ. Hôm nay là tình yêu . Hôm qua là cái đầu . Hôm kia là bóng . Hôm kia nữa là . Trước đó là trống.

Chị đọc thơ vì sự sống chỉ có trên đầu ngón tay .

Chị đọc thơ trên những vận chuyển bất động.

Chị đọc thơ vì chị khùng.

Chị đọc thơ vì chị nghi hoặc, không biết kinh nghiệm của chị có phải là của chị, ký ức có phải là của chị, quá khứ có phải là của chị, có, là, của, chị, của, em ?
Vì chị không muốn bỏ lại em.

Chị đọc thơ vì chị cần . Chị lúc nào cũng cần, lúc nào cũng thèm, lúc nào cũng muốn. Vì chị thiếu, làm thơ không làm được thứ gì khác

Vì da chị dầy; chị thèm được xé mình ra để nhẹ như bụi .

Vì không chỉ nhớ mà còn phải nhớ những lúc mình đang quên .

Vì thơ là thơ không quan hệ gì đến chị.
Vì chị không biết mình có quan hệ gì .
Vì chị không có quan hệ gì.

Vì chị không quên được gọng kính đen, bộ đồ đỏ, và con chuột bạch .
Vì chị không quên được những gương mặt,
thế thôi.


2.19.2010

tôi, biển, và thể xác

Tôi, biển, và thể xác

Đêm qua tôi mơ thấy mình là bong bóng cá,
cá bơi ngược dòng nước thạch anh xanh.
Làm biển nổi ghen.
Nó giận dữ chuyển mình, nó thúc
nó hì hạch .
Nó đập chân tôi và cát ướt chôn vùi.
Tôi nói, thôi đừng đếm xỉa đến những giấc mơ cô nhi ấy.
Biển nói, không, bóng tối sẽ chỉ rút lui với một thể xác .
Thể xác đang thở .
Thể xác ấm .
Thể xác gần .


7.13.04 (2.18.2010)

những thứ mới lượm được

At the station...







on the rooftop...

Cà phê ban mê

Ly cà phê như muốn nói
Nói cùng em câu gì...



Quán cà phê Dollop, vùng Lakeview, northside Chicago. Barista không mấy dễ chịu hay dễ thương, cà phê không mấy ngon, wifi chỉ có được 4 tiếng free, nhưng thích cái không khí tưng tửng của nó. Kind of messy, odd, and weird.







Lại một ngày như thế

Hôm nay muốn viết một lá thư thật dài cho anh Kh. Khuya im thinh thít, mệt nhưng không thể ngủ, ngồi suy nghĩ mong lung. Biết rằng viết cho anh anh cũng sẽ không lên tiếng. Anh chỉ dùng email để liên lạc với tôi, nghĩa là anh muốn giữ một khoảng cách thật xa. Cũng đúng, có ai sẽ biết làm gì với cái bất bình thường như tôi, cái khối lửa xem như lúc nào cũng phừng phực, không biết nó sẽ sửi ấm hay đốt nhà. Thôi, thì cứ nhớ, và cứ viết, họa may có ai đó đọc được, sẽ lên tiếng trả lời lá thư này dùm anh (dùm tôi).

Anh Kh,

Em nhớ anh. Nhớ lắm. Như sa mạc bổng chợt nhớ mưa.

Nhớ anh nhất vào những ngày trời nắng, những buổi chiều gió lộng, con đường cong mình theo hướng gió cuốn. Nỗi nhớ bóp chặt buồn phổi em rồi, nhưng hơi thở đã không còn quan trọng, phổi muốn thở thì cứ thở, không muốn thì cứ thôi, em không màn lắm. Cũng không màn mấy đến những thứ khác trong đời, những trách nhiệm, quan hệ, tình yêu. Quá khứ và tương lai chỉ quay quanh cái châm duy nhất là anh. Cuộc sống không còn được đếm bằng ngày tháng hay bước đi. Không có cái gì cả, chỉ có anh. Sáng nay em bắt xe điện lên trường. Bao nhiêu người chen nhau đứng chật tàu xe, đông người như thế sao em vẫn thấy thật cô độc. Xe chạy trên đường rầy sắt rầm rầm, ngừng lại ở các trạm xe chỉ vài giây cho hành khách lên xuống, những căn chung cư thay phiên nhau thò đầu ra chưa kịp chào hỏi đã phải chia tay, em lại muốn khóc. Mà không. Không phải khóc. Không có gì phải khóc. Phải nói là em muốn ho, ho cho phổi bớt nghẹt, họa may ho sẽ tống ra được những lời nói yêu thương, của em, hay, mộng mơ mong ước, của anh. Em cũng muốn gào lên thật lớn, gào lên và đập phá, cho đỡ cảm giác bất lực trước nỗi nhớ triền miên và dai dẳng như chu kỳ kinh nguyệt.

Anh không bao giờ lên tiếng. Vì tôi không còn quyền để yêu. Làm sao tôi có thể yêu một người không phải chồng, không phải con? Tôi có thể ích kỉ như vậy sao? Mà anh có bao giờ yêu tôi đâu. Anh từng lo lắng cho tôi, lo nhiều lắm, chúng tôi gần gủi lắm, tôi có thể kể cho anh nghe tất cả những cảm nghĩ của mình và hỏi anh bất kỳ điều gì, dù là điều riêng tư và cá nhân nhất, tôi cũng có thể hỏi, vì với tôi anh không che dấu điều gì. Nhưng có điều tôi vẫn cảm thấy anh cho tôi chưa đủ, rằng trái tim anh vẫn nằm ở đâu đó, nên tôi cũng giữ lại trái tim mình. Tôi không nói với anh những điều thật sự cần nói, khi anh đến thăm tôi tôi không vượt qua được tự ái và thói quen phản ứng bằng im lặng của mình. Anh cũng không nói gì, có lẽ vì anh cũng không có gì để nói. Mà nói sao cho hết, những thứ người ta dùng im lặng để lấp đầy.

Xe ngừng rồi. Đến trạm em phải xuống. Em để lại sự cô độc trên xe, hẹn cuối ngày gặp lại. Nỗi nhớ vẫn là người bạn trung thành. Bạn với tôi lại rút người vào cái áo khoác dầy cộm, hít một hơi thở dài ra dấu với cuộc đời rằng chúng tôi đã quay trở lại, rồi mở cửa bước ra, nhập vào dòng người đang sền sệt chảy.

Wednesday, February 17, 2010

Chữa bệnh như sanh bệnh

Ly cà phê ban mê, tôi thích nghe Siu Black hát bài này.

Sáng hôm nay trời lạnh, dưới 20 độ F, nhưng không gió nên cái lạnh rất dễ chịu. Lại đến trường thật sớm nên tôi có thời giờ rảo bước đi không cần hối hả. Tôi hít những hơn thở dài, để đưa vào phổi thật nhiều không khí mát lành cho cơ thể tôi có thể bình thản như trái tim tôi đang bình thản. Tự nhiên tôi thấy mình hân hoan, đi bước nhẹ nhỏm, tất cả các lỗ chân lông trên người nở rộ như hoa mùa xuân, như người ta rộn ràng cho kịp đón Tết, da thịt tôi cũng rộn ràng để kịp cơ hội bình yên. Sự bình yên do thời gian dài tích lủy và cất giữ. Bây giờ tôi đã có thể suy nghĩ về anh, nhớ đến anh, mà không bị cảm giác lụy ngã, bị sự tiếc nuối và nỗi buồn như thể kinh niên vây bám. Hay vì hôm nay trời lạnh, và tôi không đội nón hay mang bao tay, nỗi buồn và sự tiếc nuối chắc đã được đẩy ra hai vành tai đang trơ trọi với trời đông lạnh. Cơ thể tôi nó ngộ là vậy. Nó không cần biết tôi đang đau nỗi đau gì, sự buồn phiền từ đâu ra, nó chỉ cần biết thân chủ nó đang có một khối không lành thì nó tìm cách đẩy cái thứ không lành mạnh đó vào một nơi nhất định của cơ thể để cách ly nếu không thể triệt tiêu và tống bỏ. Như lúc trước, những lúc không thể chống chọi được với bản thân, tôi hay cắt những nét dài trên tay mình. Tôi thà chịu đau da thịt chứ không thể đương đầu với cảm giác lạc lõng và tuyệt vọng. Đến giờ tôi cũng không biết cái nào có hiệu quả tốt hơn, tự tổn thương (self mutilation) hay là thuốc men (medication). Bạn có bao giờ để ý đến hàng loạt side effects của thuốc không? (Mà sife effects dịch ra tiếng Việt là gì nhỉ?) Nó buồn cười lắm, cái thuốc bạn uống để trị depression có thể đưa đến ý nghĩ tự tử. Điều thú vị tôi học được là không có loại thuốc nào, precription hay over the counter, là hoàn toàn vô hại, cho nên thuốc nào cũng vậy, nó sẽ sanh bệnh đồng thời nó trị bệnh. Ví dụ như, nhiều nghiên cứu (tôi không nhớ là đọc nó ở đâu) phát hiện rằng những người nghiện ma túy (cocaine, lsd, etc), tuy họ bị cái bệnh nghiện (và nghiện đích thật là một cái bệnh chứ không phải là một thói quen nói bỏ là bỏ) nhưng cái nghiện ấy đồng thời cũng giúp họ kiềm chế những triệu chứng của depression, schizophrenia, etc., vì thường người nghiện cũng mắc bệnh khác như trầm uất và hoang tưởng. Cho nên cái ranh giới giửa tốt và xấu nó mơ hồ lắm. Cái thuốc aspirin mà người ta thường mua ngoài chợ để uống khi bị sốt hay nhức đầu có khả năng giúp cơ thể ngừa cụt nghẽn (clot?), giúp máu lưu hành trong mạch tốt hơn, nhưng nó cũng hạn chế khả năng đông lại của máu, dễ dẫn đến việc xuất huyết trầm trọng.

Nói đến đây mới nhớ, mình còn nhiều bài vỡ cần đọc. Muốn siêng năng viết blog, nhưng đầu óc bây giờ toàn những thứ đang học, chưa học, cần học, và chả bao giờ có đủ thời gian để học, nên chịu. :( Lâu lâu làm liều, như hôm nay, thấy rất vui.

Monday, February 15, 2010

Love for sale



When the only sound in the empty street,
Is the heavy tread of the heavy feet
That belong to a lonesome cop
I open shop.
When the moon so long has been gazing down
On the wayward ways of this wayward town.
That her smile becomes a smirk,
I go to work.

Love for sale,
Appetising young love for sale.
Love that's fresh and still unspoiled,
Love that's only slightly soiled,
Love for sale.
Who will buy?
Who would like to sample my supply?
Who's prepared to pay the price,
For a trip to paradise?
Love for sale
Let the poets pipe of love
in their childish way,
I know every type of love
Better far than they.
If you want the thrill of love,
I've been through the mill of love;
Old love, new love
Every love but true love
Love for sale.

Appetising young love for sale.
If you want to buy my wares.
Follow me and climb the stairs
Love for sale.
Love for sale.


Chiều hôm nay trên đường lái xe về nhà nghe Ella Fitzgerald hát bài này, trời lạnh, gió rào phất những hạt tuyết li ti, cảm giác sướng như lúc được hút thuốc uống bia (dù biết hút thuốc rất có hại cho sức khỏe, chưa nói đến second hand smoke, còn hại hơn cho những người xung quanh bạn, nhất là trẻ nhỏ, nên nếu bỏ được thì bỏ nhé).

Thursday, February 11, 2010

lảm nhảm ngày nắng chói

Tết ở nơi khác ra sao nhỉ? Ở đây càng ngày càng...không có. Khi ba còn sống và khỏe thì còn làm các món ăn Tết như dưa chua, thịt kho trứng, hủ qua nhồi thịt, để đũ ba bàn đồ ăn, ba cái ly hương, ba bình bông, 9 chung nước (thay rượu), 9 nén nhan, và đúng ba ngày, muốn ăn thì phải đợi cúng hết cây nhan mới được ăn. Và vui nhất là anh em ai cũng cố gắn về nhà mấy ngày Tết. Năm nay Tết đến hôm nào tôi cũng không để ý. Nhà cửa cứ bề bộn, vắng tanh. Mà cũng chả hứng để Tết với tùng.

Nhưng điều cũng có việc để vui. Mấy năm nay anh không có liên lạc với tôi. Anh là loại tình yêu một chiều dai dẳng cứ bám ríu con tim. Anh là cái gì tôi cứ không bỏ được, cầm lên chẳng thấy mình có gì, bỏ xuống thì bị thiếu mất. Không phải vì anh ruồng bỏ tôi, nhưng vì tôi vồ vực, tham lam, một khi anh mở miệng liên lạc với tôi, tôi sẽ coi đó là sự thân mật và tôi sẽ gửi anh một ngàn cái lá thư dài một ngàn trang, sẽ kể cho anh nghe một ngàn chuyện trong ngày với dư một ngàn cảm xúc và suy nghĩ tứ tung. Anh không phải là người như thế. Anh rất từ tốn, cẩn thận, nhất là trong vấn đề tình cảm. Anh thật chững chạc, và phản ứng của anh với sự bồng bột và tiêu cực của tôi bằng sự im lặng. Nhưng tôi cứng đầu, không chịu khuất phục với sự im lặng của anh. Tôi cứ viết những lá thư thật dài, nhét đầy tình cảm bồng bột của tôi, và cứ gửi chúng cho anh. Chúng thành những con mèo hoang, lang thang vào nơi nào đó rồi đi đâu mất. Nhưng, rốt cuộc anh cũng liên lạc với tôi. Hôm tôi bán sách, anh có thư cho tôi, anh nói anh mua nữa, và anh khen tôi, good job. Chỉ hai chử good job, làm tôi vui như đi trên mây. Ngày hôm đó tôi đi bước nhẹ hơn, đầu hình như ngẩn cao hơn thường ngày, tôi cười tươi hơn, và cười nhiều hơn. Kỳ quặc thật. Chỉ hai chử, có giá trị gì, đối với anh chúng cũng vô nghĩa như khi anh ho hay hỉ mủi, sao với tôi chúng có nhiều tác động đến thế.

Và vui nữa. Hai tuần trước nhận được quà bạn gửi tặng từ Utah, hai quyển sách của Mạc Can: Bầy mèo vô sinh và Phóng viên mồ côi. Sách mới toanh, mát rượi. Một niềm vui bất ngờ và quý giá. Muốn chạy ngay tới Utah kéo bạn đi uống cà phê và ngồi tán dốc.

Niềm vui nữa nữa là có bạn báo đã gửi cho một bức tranh được cực nhọc mang về từ nơi xa lắc. Kỳ này không dám ham muốn chạy đến chổ bạn đi cà phê vì ở đó bây giờ tuyết ghê quá, cuối tuần còn tuyết nữa, chắc tuyết chất qua đầu rồi. Thôi, đợi tuyết tan tôi sẽ sang thăm bạn.

Nhiều chuyện vui rồi thì phải chuyện buồn. Hôm nay bị tông xe. Sáng ra dậy đi học, xe bà hàng xóm trắng bách, đậu thò lò ngay phía sau xe mình mà không thấy, bỏ số de, đụng cái rầm. May mà không đụng mạnh, không ai ngồi trong xe kia. Tốt rồi, không có tai nạn, nhưng sẽ phải tốn tiền thêm cho bảo hiểm hàng tháng. :(

Friday, February 5, 2010

little rabbit phoo phoo


"Little rabbit phoo phoo
Hoppin' through the forest
Scooping up some field mice
And poppin' on the head."

Thursday, February 4, 2010

Wednesday, February 3, 2010

Khơi chuyện vì tình, đọc xong chả hiểu

Nhiều đêm tình tôi nhảo như cao su chảy,
lộp độp từng miếng thịt rơi lộp độp, tôi nằm ngửa mà nhìn.

Tôi muốn khóc, muốn hét, muốn khàn khàn kể lể rằng,
Kỳ lạ thay khi nhắm mắt không nhìn vào bóng tối, tôi lại sợ,
Nhưng mở mắt nhìn thì từ đâu dội về thứ bình an buồn thảm vô cùng.

Sao tôi không thể thống nhất với bản thân.
Nó cứ rơi xuống từng mảng.
Từ trên trần nhà nó rơi.
Từ bức tường nó rơi.
Từ khung cửa sổ, lò sưởi nó rơi.

Như máu nhỏ giọt từ một trái tim lũng.

Tim tôi yếu đuối.
Nó cần nghỉ ngơi.
Có điều, tôi vẫn muốn khơi chuyện vì tình.
Tất cả vì tình.

Thứ chảy




Tranh nước. Vẽ mấy năm về trước. Vô tình tìm thấy trong khối đồ cũ. Từ ngày nhập học bận vô cùng bận, không có thời gian làm gì ngoài học nên không viết blog thường xuyên như mình muốn. Post mấy thứ lảm nhảm lên đây để đỡ buồn nha, bà con nha.